Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 8: Thấu kính

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 8: Thấu kính Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

  • A. chùm tia phản xạ.
  • B. chùm tia ló hội tụ.
  • C. chùm tia ló phân kỳ.
  • D. chùm tia ló song song khác.

Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

  • A. phần rìa dày hơn phần giữa.
  • B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
  • D. hình dạng bất kì.

Câu 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng

  • A. truyền thẳng ánh sáng
  • B. tán xạ ánh sáng
  • C. phản xạ ánh sáng
  • D. khúc xạ ánh sáng

Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

  • A. đi qua tiêu điểm
  • B. song song với trục chính
  • C. truyền thẳng theo phương của tia tới
  • D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 5: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?

  • A. Thủy tinh trong
  • B. Nhựa trong
  • C. Nhôm
  • D. Nước

Câu 6: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:

  • A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
  • B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
  • D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.

Câu 7: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:

  • A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.
  • B. song song với trục chính của thấu kính.
  • C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
  • D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 8: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng

  • A. tiêu cự của thấu kính.
  • B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
  • C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
  • D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Câu 9: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

  • A. tia tới song song trục chính thấu kính.
  • B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
  • C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
  • D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.

Câu 10: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

  • A. Chùm tia ló là chùm sáng song song.
  • B. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
  • C. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
  • D. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.

Câu 11: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?

  • A. Lớn hơn vật.
  • B. Nhỏ hơn vật.
  • C. Bằng vật.
  • D. Lớn gấp 2 lần vật.

Câu 12: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 13: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f , có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' cao bằng nửa vật AB khi:

  • A. OA
  • B. OA=f
  • C. OA>f
  • D. OA=2f

Câu 14: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
  • B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
  • C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
  • D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.

Câu 15: Khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai

  • A. Một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính thì chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh trước thấu kính
  • B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
  • C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm ảnh tới thấu kính thì chùm tia ló đi song song với trục chính.
  • D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.

Câu 16: Khi f < d < 2f, ảnh của vật qua thấu kính là

  • A. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
  • B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • C. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 17: Khi 0 < d < f, ảnh của vật qua thấu kính là

  • A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
  • D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 18: Khi d > 2f, ảnh của vật qua thấu kính là

  • A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
  • D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Câu 19: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
  • B. Không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng phân kì
  • C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
  • D. Không thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng phân kì.

Câu 20: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
  • B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì
  • C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
  • D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ

Câu 21: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB một đoạn 24cm. Khi đó khoảng cách d từ vật đến thấu kính là

  • A. 12cm         
  • B. 15cm
  • C. 16cm
  • D. 8cm

Câu 22: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB một đoạn 100cm. Tiêu cự của thấu kính đó là

  • A. 16cm 
  • B. 25cm 
  • C. 20cm 
  • D. 40cm

Câu 23: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì cho ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thì

  • A. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • B. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn giảm dần.
  • C. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • D. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn giảm dần.

Câu 24: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Màn cách thấu kính một khoảng:

  • A. 20cm
  • B. 10cm
  • C. 5cm
  • D. 15 cm

Câu 25: Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh cùng chiều và nhỏ hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

  • A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
  • B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
  • C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
  • D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác