Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 8: Thấu kính

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 8: Thấu kính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. THẤU KÍNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).

- Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ.

- Vẽ được ảnh qua thấu kính.

- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. CẤU TẠO THẤU KÍNH VÀ PHÂN LOẠI

- Thấu kính là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Phân chia các thấu kính thành 2 nhóm: 

+ Thấu kính rìa mỏng (thấu kính phân kì)

+ Thấu kính rìa dày (thấu kính hội tụ),

II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM CHÍNH VÀ TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH

Các yếu tố của thấu kính:

+ (1): quang tâm (mọi tia sáng tới O đều truyền thẳng qua thấu kính).

+ (2): trục chính của thấu kính (đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính).

+ (3) Tiêu điểm chính F (một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính đối với thấu kính hội tụ; hoặc đường kéo dài của chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính đối với thấu kính phân kì). 

+ (4) Tiêu cự f (khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm chính F của thấu kính).

III. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA TIA SÁNG QUA THẤU KÍNH

1. Đường truyền của tia sáng qua thấu kính

Biểu diễn đường truyền tia sáng:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Nêu được khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).- Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ.- Vẽ được ảnh qua thấu kính.- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌCA. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Nêu được khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).- Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ.- Vẽ được ảnh qua thấu kính.- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

+ Đặc điểm đường truyền tia sáng qua thấu kính: tia sáng đi qua quang tâm thì truyền thẳng, tia sáng đi song song với trục chính thì cho tia ló (đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm chính.

2. Giải thích sự truyền ánh sáng qua thấu kính

- Đối với thấu kính hội tụ: các lăng kính tạo nên thấu kính có đáy hướng về trục chính, các tia sáng khi đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy và tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt bên của lăng kính nên chùm tia ló là chùm hội tụ.

- Đối với thấu kính phân kì: các lăng kính tạo nên thấu kính có đáy hướng về rìa của thấu kính, các tia sáng khi đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy và tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt bên của lăng kính nên chùm tia ló là chùm phân kì.

IV. SỰ TẠO ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA THẤU KÍNH

1. Cách vẽ ảnh tạo bởi thấu kính

Cách vẽ:

+ Tia sáng từ S tới quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng.

+ Tia sáng từ S song song với trục chính của thấu kính thì tia ló tương ứng (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm chính F.

+ Giao điểm S’ của chùm tia ló tương ứng với chùm tia tới xuất phát từ S chính là ảnh của S.

2. Dựng ảnh của một vật qua thấu kính

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Nêu được khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).- Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ.- Vẽ được ảnh qua thấu kính.- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

Quy ước:

  • Mũi tên nét liền: ảnh thật

  • Mũi tên nét đứt: ảnh ảo.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 8: Thấu kính, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 8: Thấu kính, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 8: Thấu kính

Bình luận

Giải bài tập những môn khác