Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Giải bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu bộ sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Khởi động: Nhiên liệu hóa thạch là gì? Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã đem đến cho con người lợi ích gì và việc này đã ảnh hướng đến môi trường như thế nào?

I. KHÁI NIỆM VỀ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH KHÍ METHANE

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết: củi gỗ có phải là nhiên liệu hóa thạch không? Vì sao?

Câu hỏi 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết ở nước ta, nhiên liệu hóa thạch tập trung nhiều tại các khu vực nào. 

Câu hỏi 3: Các nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc hình thành là tự nhiên hay nhân tạo? Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải vô tận không?

II. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH

Hoạt động 1: Dựa vào số liệu ở Bảng 35.1, hãy vẽ đồ thị sản lượng khai thác dầu thô của thế giới theo thời gian (năm). Từ đó rút ra nhận xét về tốc độ gia tăng khai thác dầu thô mỗi năm.

Bảng 35.1. Sản lượng khai thác dầu thô của thế giới từ năm 1988 đến năm 2016

Năm

1988

1992

1996

2000

2004

2008

2012

2016

Sản lượng (tỉ thùng)

23,7

24,5

26,2

28,2

30,5

31,8

33,2

35,4

Hoạt động 2: Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet,… thảo luận với các bạn trong lớp và viết báo cáo về thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam: địa điểm khai thác, sản lượng và các lợi ích của việc sử dụng nguồn tài nguyên này.

Câu hỏi 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy ethylic alcohol, methane (CH4), than (C).

Câu hỏi 2: Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hỏa với cùng khối lượng, nhiên liệu nào giải phóng ra nhiều nhiệt nhất? Cho biết năng suất tỏa nhiệt (nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 gam chất) của các nhiên liệu đó như sau:

- Gỗ: khoảng 15 – 20 kJ/g.

- Than đá: khoảng 20 – 30 kJ/g.

- Dầu hỏa: khoảng 42 – 45 kJ/g.

Hoạt động 3: Em hãy phân tích ý nghĩa của các việc làm theo gợi ý dưới đây và thuyết phục mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện:

1. Đề xuất với gia đình một giải pháp để thay thế một phần năng lượng hóa thạch đang sử dụng.

2. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng; sử dụng lại đồ dùng hay phân loại để có thể tái chế đồ dùng bỏ đi.

3. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe điện.

4. Sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như sinh khối, xăng E5, biodiesel,…

Câu hỏi 3: Gia đình em và địa phương nơi em sinh sống đã có hoạt động gì để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch?

III. NGUỒN CARBON TỰ NHIÊN

Hoạt động 1: Quan sát Hình 35.2 và cho biết vai trò của carbon dioxide trong tự nhiên.

Câu hỏi 1: Nêu các dạng tồn tại của carbon tự nhiên ở dạng đơn chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ.

Câu hỏi 2: Hãy liệt kê một số nguồn phát thải khí carbon dioxide vào khí quyển. Để giảm thiểu phát thải carbon dioxide vào khí quyển chúng ta cần phải làm gì?

Hoạt động 2: Trình bày bằng bài viết hoặc nói về chu trình của carbon trong tự nhiên.

Hoạt động 3: Trình bảy về:

1. Bằng chứng của sự biến đổi khí hậu do việc gia tăng hiệu ứng nhà kính.

2. Nêu một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở phạm vi trong nước và phạm vi toàn cầu.

3. Trên cơ sở một số hệ quả của sự ấm lên toàn cầu, hãy dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài nếu không có các biện pháp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính.

Câu hỏi 3: Hãy cho biết nguyên nhân của sự gia tăng hàm lượng carbon dioxide, methane trong khí quyển, dẫn tới sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Câu hỏi 4: Vì sao nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lại dẫn tới nước biển dâng? Hiện tượng này gây ra các tác hại gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức, Giải chi tiết Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức mới, Giải KHTN 9 kết nối bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác