Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Menđen, tính trạng là gì?

  • A. Là đặc điểm di truyền được của sinh vật.
  • B. Là hình dạng bên ngoài của sinh vật.
  • C. Là chức năng sinh lí của sinh vật.
  • D. Là khả năng thích nghi của sinh vật.

Câu 2: Quá trình tái bản DNA xảy ra ở:

  • A. Màng tế bào.
  • B. Tế bào chất.
  • C. Nhân tế bào.
  • D. Ribosome.

Câu 3: Đơn phân của ADN là:

  • A. Nuclêôtit.
  • B. Axit amin.
  • C. Đường đơn.
  • D. Lipit.

Câu 4: Di truyền học là

  • A. khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.
  • B. khoa học nghiên cứu về tính sinh sản và sinh trưởng ở sinh vật.
  • C. khoa học  nghiên cứu về tính di truyền và sinh sản ở các sinh vật.
  • D. khoa học nghiên cứu về tính sinh sản và biến dị ở các sinh vật.

Câu 5: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì

  • A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
  • B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
  • C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
  • D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Câu 6: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là:

  • A. 100% hạt trơn.             
  • B. 100% hạt nhăn.            
  • C. 50% hạt trơn và 50% hạt nhăn.
  • D. 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.

Câu 7: Cơ thể nào sau đây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các cặp gene?

  • A. AaBBdd.
  • B. aaBBDd.
  • C. aaBBdd.
  • D. AaBbdd.

Câu 8: Tại sao đối với các tính trạng trội không hoàn toàn thì không cần dùng lai phân tích để xác định trạng thái đồng hợp trội hay dị hợp?

  • A. Vì mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu gene.
  • B. Vì gene trội lấn át không hoàn toàn gene lặn.
  • C. Vì gene trội không hoàn toàn trong thực tế là phổ biến.
  • D. Vì tính trạng biểu hiện phụ thuộc vào kiểu gene và môi trường.

Câu 9: Quan sát hình ảnh sau

Các nucleotide chưa biết tên lần lượt từ trên xuống dưới là

  • A. G-U-G-U.
  • B. G-T-G-T.
  • C. T-G-T-G.
  • D. U-G-U-G.

Câu 10: Một đoạn gene có chiều dài 4080Å, A/G = 2/3. Số liên kết hydrogen là

  • A. 3120.
  • B. 6240.
  • C. 3000.
  • D. 3600

Câu 11: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?

  • A. Các nucleotide tự do.
  • B.Enzyme ligase.
  • C. Amino acid.
  • D. DNA polymerase.

Câu 12: Một phân tử DNA sau k lần tái bản thì số chuỗi polynucleotide có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là

  • A. 2.(2k – 1).
  • B. 2. (2k – 1).
  • C. 2k – 1.
  • D. 2. 2k.

Câu 13: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mRNA thường có một số ribosome cùng hoạt động. Các ribosome này được gọi là

  • A. Polynucleotide.
  • B. Polyribosome.
  • C. Polypeptide.
  • D. Polynucleotide.

Câu 14: Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 3’AUC’ của mRNA khớp bổ sung với bộ ba đối mã nào sau đây?

  • A. 5’UAG3’.
  • B. 3’AUG5’.
  • C. 3’UAG5’.
  • D. 3’UAC5’.

Câu 15: Cho biết các codon mã hóa các amino acid tương ứng GGG- gly; CCC- Pro; GCU-Ala; CGA- Arg; UCG- Ser; AGC- Ser. Một mạch gốc của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide là 5’AGCCGACCCGGG3’. 

Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide có 4 amino acid thì trình tự của 4 amino acid đó là

  • A. Ser-Arg-Pro-Gly.
  • B. Ser-Ala- Gly-Pro.
  • C. Pro-Gly-Ser-Ala.
  • D. Gly- Pro-Ser-Arg.

Câu 16: Chuỗi polipeptide do gene đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptide do gene bình thường tổng hợp có số amino acid bằng nhau nhưng khác nhau ở amino acid thứ 80. Đột biến điểm trên gene cấu trúc này có dạng

  • A. mất một cặp nucleotide ở vị trí thứ 80.
  • B. thay thế 1 nucleotide ở vị trí bộ ba thứ 80.
  • C. thay thế 1 nucleotide ở vị trí thứ 80.
  • D. thêm 1 cặp nucleotide ở bị trí thứ 80.

Câu 17: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

1. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

3. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.

4. Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.

5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.

  • A. 2, 4 và 5.    
  • B. 4 và 5.     
  • C. 1, 2 và 5.    
  • D. 3, 4 và 5.

Câu 18: Hai gene B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nucleotide của 2 gene trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nucleotide (các gene chưa nhân đôi). Số nucleotide của mỗi gene là bao nhiêu?

  • A. Loại A và T giảm 48 nucleotit, loại G và C tăng 48 nucleotit.
  • B. Loại A và T tăng 48 nucleotit, loại G và C giảm 48 nucleotit.
  • C. Loại A và T giảm 45 nucleotit, loại G và C tăng 45 nucleotit.
  • D. Loại A và T tăng 45 nucleotit, loại G và C giảm 45 nucleotit.

Câu 19: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?

  • A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
  • B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
  • C. Tế bào hợp tử.
  • D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.

Câu 20: Trong các mức cấu trúc siêu vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực sợi nhiễm sắc có đường kính là.

  • A. 300 nm.
  • B. 30 nm.
  • C. 11 nm.
  • D. 700 nm.

Câu 21: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
  • B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
  • C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
  • D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Câu 22: Giảm phân có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do

  • A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
  • B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

Câu 23: Ở người 2n = 46. Số NST có trong một tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

  • A. 23
  • B. 92
  • C. 46.
  • D. 45.

Câu 24: Có 10 tế bào sơ khai đực nguyên phân 5 lần liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh. Các tế bào này đều giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%,  của trứng là 40%. Tính số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh trên?

  • A. 64.
  • B. 128.
  • C. 256.
  • D. 160.

Câu 25: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực ?

  1. Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
  2. Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’ → 3’.
  3. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).
  4. Xảy ra ở tế bào chất.
  5. 1 phân tử mRNA dịch mã tạo 1 chuỗi polypeptide.
  6. Gồm quá trình hoạt hóa amino acid và tổng hợp polypeptide.
  7. Trong quá trình dịch mã, tRNA đóng vai trò như “người phiên dịch”.
  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác