Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dạng năng lượng nào? 

  • A. Quang năng 
  • B. Nhiệt năng 
  • C. Hóa năng 
  • D. Động năng 

Câu 2: Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?

  • A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
  • B. Vòng tuần hoàn của nước. 
  • C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng. 
  • D. Vòng tuần hoàn địa chất.

Câu 3: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

  • A. vòng tuần hoàn địa chất.
  • B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
  • C. vòng tuần hoàn của sinh vật.
  • D. vòng tuần hoàn lớn của nước.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

  • A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
  • B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
  • C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
  • D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

Câu 5: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?

  • A. Dầu hỏa
  • B. Than đá
  • C. Khí thiên nhiên
  • D. Gỗ

Câu 6: Đâu không phải là ưu điểm của năng lượng hóa thạch? 

  • A. Nguồn sẵn có 
  • B. Không bị cạn kiệt 
  • C. Dễ khai thác 
  • D. Dễ tích trữ khối lượng lớn 

Câu 7: Đâu không phải là nhược điểm của năng lượng hóa thạch? 

  • A. Ngày càng trở nên cạn kiệt 
  • B. Làm thay đổi cấu trúc địa tầng 
  • C. Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết
  • D. Làm thay đổi hệ sinh thái 

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
  • B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
  • C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
  • D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
  • B. Nhiên liệu hóa thạch không bị cạn kiệt.
  • C. Năng lượng gió là năng lượng tái tạo.
  • D. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tồn tại cùng nhau trong mỏ dầu.

Câu 10: Chi phí khai thác nhiên liệu hóa thạch không bao gồm lại chi phí nào sau đây:

  • A. Chi phí thăm dò 
  • B. Chi phí vận chuyển
  • C. Chi phí sinh hoạt 
  • D. Cho phí tích trữ lưu kho 

Câu 11: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua:

  • A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
  • B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
  • C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
  • D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã

Câu 12: Khi giá xăng dầu tăng mạnh sẽ gây ra tình trạng gì ở các nước nhập khẩu dầu?

  • A. Giảm phát
  • B. Giảm thất nghiệp
  • C. Suy thoái kinh tế
  • D. Tăng sản lượng

Câu 13: Khí tự nhiên khác với than như thế nào?

  • A. Khí thiên nhiên là một dạng dầu mỏ; than được khai thác từ các mỏ than
  • B. Khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo;than là nhiên liệu hóa thạch
  • C. Than là một dạng dầu mỏ; khí tự nhiên được phát ra từ núi lửa
  • D. Than là nhiên liệu hóa thạch; khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo

Câu 14: Làm thế nào là nhiên liệu hóa thạch được lấy từ trái đất?

  • A. Thu thập trên bề mặt đại dương
  • B. Thông qua quá trình đốt cháy ngầm
  • C. Qua giếng sâu và hầm mỏ
  • D. Sử dụng nước để mang chúng lên mặt đất

Câu 15: Nơi nào sau đây có nhiều khả năng sử dụng than làm nhiên liệu?

  • A. Xe hơi
  • B. Bếp ga
  • C. Máy bay
  • D. Nhà máy

Câu 16: Tại sao đốt nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường?

  • A. đốt nhiên liệu hóa thạch làm phá hủy tầng ozone.
  • B. đốt nhiên liệu hóa thạch khiến tăng thêm thủy ngân có hại cho đường thủy.
  • C. Những đám mây do đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra mang lại mưa và lũ lụt quá mức.
  • D. Các khí phát ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thay đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 17: Dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Hỏi nguồn cung cấp năng lượng của thế giới được sản xuất từ dày mỏ chiếm bao nhiêu phần trăm?

  • A. 25%
  • B. 33%
  • C. 67%
  • D. 84%

Câu 18: Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn phối hợp với nhau được gọi là các nước: 

  • A. OEPC
  • B. OPEC
  • C. PEOC
  • C. POEC

Câu 19: Các khí được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch thường chứa nguyên tố nào?

  • A. Carbon 
  • B. Oxygen
  • C. Hidrogen
  • D. Nitrogen

Câu 20: Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A. nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.
  • C.chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
  • D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác