Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 7: Lăng kính

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 7: Lăng kính Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?

  • A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.                
  • B. Vẫn là một tia sáng trắng.
  • C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.                                   
  • D. Là một tia sáng trắng có viền màu.

Câu 2: Chiếu một tia sáng tới một mặt bên của lăng kính thì

  • A. luôn luôn có tia sáng ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính.
  • B. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.
  • C. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính so với tia tới.
  • D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh.

Câu 3: Ánh sáng trắng

  • A. không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song
  • B. gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
  • C. gồm hai loại ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau
  • D. được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím

Câu 4: Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

  • A. chiết suất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau
  • B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau
  • C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau
  • D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn

Câu 5: Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló

  • A. lệch một góc chiết quang A
  • B. đi ra ở góc B
  • C. lệch về đáy của lăng kính
  • D. đi ra cùng phương

Câu 6: Cho các loại ánh sáng sau: Ánh sáng trắng(I); Ánh sáng đỏ(II); Ánh sáng vàng(III); Ánh sáng tím(IV) thì loại ánh sáng nào không bị lăng kính làm tán sắc?

  • A. I; II; III; IV
  • B. II; III; IV
  • C. I; II; IV
  • D. I;II; III

Câu 7: Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình

  • A. tròn
  • B. elip
  • C. tam giác
  • D. chữ nhật

Câu 8: Lăng kính là

  • A. Một khối trong suốt.
  • B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
  • C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
  • D. Một khối có màu đen.

Câu 9: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

  • A. Ánh sáng màu trắng.
  • B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
  • C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
  • D. Ánh sáng đỏ.

Câu 10: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

  • A. chùm sáng trắng
  • B. chùm sáng màu đỏ
  • C. chùm sáng đơn sắc
  • D. chùm sáng màu lục

Câu 11: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

  • A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.
  • B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.
  • C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.
  • D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 12: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

  • A. Hiện tượng cầu vồng.
  • B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
  • C. Bong bóng xà phòng.
  • D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 13: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.
  • B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, lục, lam tạo thành.
  • C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen, vàng, lam hợp thành.
  • D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.

Câu 14: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

  • A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
  • B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.
  • C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
  • D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 15: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  • A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
  • B.  Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
  • D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

  • A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
  • B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
  • D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính

Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau đây:

Vật màu ....(1)...... hấp thụ tất cả các ánh sáng màu và không có ánh sáng .....(2)......

  • A. đen – phản xạ
  • B. trắng – phản xạ
  • C. đen – hấp thụ
  • D. trắng – hấp thụ

Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Lá cây có màu xanh là vì chúng tán xạ tốt ánh sáng ..... trong ánh sáng .... của Mặt Trời.

  • A. xanh – trắng.
  • B. trắng – xanh.
  • C. xanh – vàng.
  • D. vàng – xanh.

Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Vật màu trắng tán xạ ... mọi ánh sáng (trắng, đỏ, lục, ...)

  • A. kém.
  • B. tốt.
  • C. bình thường.
  • D. không nhiều.

Câu 20: Chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu vàng, ánh sáng thu được có màu gì?

  • A. Màu da cam
  • B. Màu vàng
  • C. Màu đỏ
  • D. Thấy tối, không có màu đỏ hoặc vàng.

Câu 21: Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phản toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Góc chiết quang A của lăng kính là

  • A. 30O
  • B. 22,5O
  • C. 36O
  • D. 40O

Câu 22: Lăng kính có góc ở đỉnh là 60°, chiết suất 1,5 ở trong không khí. Chiếu góc tới một mặt bên của lăng kính một chùm sáng song song:

  • A. không có tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.              
  • B. góc ló lớn hơn 30°.
  • C. góc ló nhỏ hơn 30°.                                         
  • D. góc ló nhỏ hơn 25°.

Câu 23: Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây?

  • A. 0O
  • B. 22,5O
  • C. 45O
  • D. 90O

Câu 24: Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5; tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 30O.

  • A. 47,1O
  • B. 22,5O
  • C. 36,4O
  • D. 40,5O

Câu 25: Đường đi của tia sáng qua lăng kính đặt trong không khí hình vẽ nào là không đúng.

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2  
  • C. Hình 3 
  • D. Hình 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác