Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 7: Lăng kính

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 7: Lăng kính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. LĂNG KÍNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

- Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.

- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính.

- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.

- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. CẤU TẠO CỦA LĂNG KÍNH

- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thuỷ tinh, nhựa…), thường có dạng lăng trụ tam giác. 

- Cấu tạo của lăng kính (lăng trụ tam giác): Góc chiết quang, cạnh, mặt bên và đáy.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.- Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính.- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

- Đặc trưng của lăng kính về phương diện quang học:  góc chiết quang A; chiết suất n của chất làm lăng kính.

II. HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG

- Quang phổ của ánh sáng trắng được tạo ra bởi lăng kính.

- Những màu sắc khác nhau cho biết chùm ánh sáng chiếu tới lăng kính được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau.

- Tác dụng của lăng kính: tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau (tán sắc ánh sáng).

- Khái niệm ánh sáng màu: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

III. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC QUA LĂNG KÍNH

- Đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính: khi tia sáng truyền từ không khí đến mặt bên của lăng kính thì tia ló ra khỏi lăng kính lệch về phía đáy so với tia tới.

- Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ vì chiết suất của chất làm lăng kính là n > 1 nên áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng suy ra góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

- Vì chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau (chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ) nên khi qua lăng kính, góc khúc xạ của mỗi ánh sáng là khác nhau. Do đó, khi ló ra khỏi lăng kính, mỗi ánh sáng đơn sắc có một góc lệch khác nhau: lớn nhất với ánh sáng tím và nhỏ nhất với ánh sáng đỏ.

IV. MÀU SẮC CỦA VẬT

- Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Vật có màu nào là do nó phản xạ ánh sáng màu đó vào mắt ta và hấp thụ những màu còn lại.

- Vật màu đen hấp thụ tất cả các ánh sáng màu và không có ánh sáng phản xạ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 7: Lăng kính, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 7: Lăng kính, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 7: Lăng kính

Bình luận

Giải bài tập những môn khác