Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 43: Nguyên phân và giảm phân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 43. NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm nguyên phân và giảm phân, lấy được ví dụ. Nêu được ý nghĩa về mặt di truyền học của nguyên phân và giảm phân.

- Phân biệt được nguyên phân, giảm phân và mối liên hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. 

- Thông qua sơ đồ lai cặp gene, trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp trong giảm phân và thụ tinh.

- Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền, vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Trình bày được các ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. NGUYÊN PHÂN

1. Khái niệm nguyên phân

- Nguyên phân là hình thức phân bào có ở hầu hết tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản đang ở giai đoạn sinh trưởng.

- Quá trình nguyên phân gồm hai giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Phân chia nhân gồm bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. 

- Các NST nhân đôi trước khi bước vào kì đầu, phân chia tế bào chất diễn ra đồng thời với kì cuối.

- Từ một tế bào mẹ (2n), trải qua nguyên phân một lần sẽ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ.

2. Ý nghĩa di truyền học của nguyên phân

+ Là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật đa bào.

+ Là hình thức sinh sản ở sinh vật đơn bào.

II. GIẢM PHÂN

1. Khái niệm giảm phân

- Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính (tế bào sinh dục giai đoạn chín).

- Giảm phân gồm hai lần phân chia tế bào kế tiếp nhau (giảm phân I và giảm phân II), trong đó NST chỉ nhân đôi một lần trước khi tế bào bước vào giảm phân I.

- Mỗi lần phân chia tế bào đều gồm bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.  Từ một tế bào mẹ 2n, kết thúc giảm phân tạo ra bốn tế bào con có bộ NST n.

2. Ý nghĩa di truyền học của giảm phân

- Quá trình giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội.

- Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái sẽ khôi phục bộ NST lưỡng bội ở hợp tử.

- Giảm phân tạo ra giao tử chứa các tổ hợp NST khác nhau, các giao tử này tổ hợp ngẫu nhiên với nhau trong thụ tinh tạo ra vô số kiểu tổ hợp NST trong hợp tử (biến dị tổ hợp), do đó đời con vô cùng đa dạng về kiểu gene và kiểu hình. Biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá

III. PHÂN BIỆT NGUYÊN NHÂN, GIẢM PHÂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN

- Mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính: Nguyên phân kết hợp với giảm phân và thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể.

IV. ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN TRONG THỰC TIỄN

Ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn:

+ Nuôi cấy mô thực vật, giúp nhân số lượng lớn cây có cùng kiểu gene.

+ Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người.

+ Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn. 

+ Nuôi cấy tế bào ung thư phục vụ nghiên cứu khoa học.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 43: Nguyên phân và giảm phân, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 43: Nguyên phân và giảm phân, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác