Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân
Giải chi tiết VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 43: Nguyên phân và giảm phân. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 12: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 43: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Bài tập 1 ( trang 111): Ở thực vật hạt kín, xét các loại tế bào sau:
(1) Tế bào mẹ đại bào tử trong bầu nhuỵ.
(2) Tế bào ở mô phân sinh bên (chồi nách).
(3) Tế bào mẹ tiểu bào tử trong bao phấn.
(4) Tế bào miền sinh trưởng ở rễ.
Những tế bào nào trong các tế bào nói trên sẽ phân bào theo kiểu giảm phân?
A. (1) và (4).
B. (1) và (2).
C. (2) và (4).
D. (1) và (3).
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính (tế bào sinh dục giai đoạn chín) → (1), (3) đúng.
Bài tập 2 (trang 112): Nêu ý nghĩa di truyền học của nguyên phân và giảm phân
Bài giải chi tiết:
- Ý nghĩa di truyền học của nguyên phân: Vật chất di truyền (bộ NST) của tế bào mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho các thế hệ tế bào con.
- Ý nghĩa di truyền học của giảm phân:
+ Giảm phân làm giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n trong các giao tử. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái sẽ khôi phục lại bộ NST lưỡng bội ở các hợp tử, đảm bảo thế hệ con nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ mà vẫn duy trì bộ NST đặc trưng của loài.
+ Giảm phân tạo các giao tử đơn bội (n) có tổ hợp NST khác nhau, qua thụ tinh tạo nhiều kiểu tổ hợp NST trong các hợp tử. Nhờ đó tạo sự đa dạng di truyền ở các thế hệ con cháu.
Bài tập 3 (trang 112): Khi nói về phân bào ở cơ thể đa bào, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng
(1) Nguyên phân giúp tăng kích thước của các cơ thể đa bào.
(2) Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ cơ thể.
(3) Trong nguyên phân, các NST nhân đôi một lần và phân chia hai lần.
(4) Giảm phân gồm hai lần phân bào kế tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
(1) Đúng. Trong cơ thể đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể dẫn đến tăng kích thước của các cơ thể.
(2) Đúng. Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ cơ thể: Giảm phân làm giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n trong các giao tử. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái sẽ khôi phục lại bộ NST lưỡng bội ở các hợp tử, đảm bảo thế hệ con nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ mà vẫn duy trì bộ NST đặc trưng của loài.
(3) Sai. Trong nguyên phân, các NST nhân đôi một lần và phân chia một lần.
(4) Đúng. Giảm phân gồm hai lần phân bào kế tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần.
Bài tập 4 (trang 112): Quan sát tế bào lưỡng bội đang phân chia bình thường dưới kính hiển vi thấy có 9 NST kép đang phân bố ở mặt phẳng giữa tế bào. Hãy cho biết
a) Kiểu phân bào mà tế bào đang trải qua.
b) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài này.
Bài giải chi tiết:
a) Số NST kép ở mặt phẳng giữa của tế bào là số lẻ nên NST không còn tồn tại thành cặp tương đồng (tế bào chứa bộ NST đơn bội kép) → Tế bào quan sát đang ở kì giữa của giảm phân II.
b) Khi tế bào ở kì giữa giảm phân II, bộ NST trong tế bào là đơn bội. Do đó, bộ NST lưỡng bội của tế bào này là 2n = 18.
Bài tập 5 (trang 112): Hình 43.1 mô tả một tế bào đang phân chia. Tế bào đang ở kì nào của phân bào
A. Kì đầu nguyên phân.
B. Kì giữa nguyên phân.
C. Kì giữa giảm phân I.
D. Kì giữa giảm phân II.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Quan sát hình cho thấy, các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng giữa của tế bào → Tế bào quan sát đang ở kì giữa của giảm phân I.
Kì giữa của nguyên phân và giảm phân II thì các NST kép sẽ xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng giữa của tế bào.
Bài tập 6 (trang 112): Các nhận định dưới đây đúng hay sai khi nói về phân bào
STT | Nhận định | Đúng | Sai |
1 | Nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào của cơ thể người trưởng thành. |
|
|
2 | Giảm phân chỉ diễn ra ở tế bào tham gia sinh sản hữu tính, nguyên phân chỉ diễn ra ở tế bào sinh dưỡng. |
|
|
3 | Nguyên phân không làm giảm số lượng NST ở các tế bào con, giảm phân làm giảm số lượng NST ở các tế bào con đi một nửa. |
|
|
4 | Trong giảm phân có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng, trong nguyên phân không có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. |
|
|
5 | Ở các loài sinh sản hữu tính, nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh là cơ chế giúp ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể. |
|
|
Bài giải chi tiết:
1 – Sai. Nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào của cơ thể người trưởng thành trừ tế bào sinh sản chín.
2 – Sai. Giảm phân chỉ diễn ra ở tế bào tham gia sinh sản hữu tính, nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản đang sinh trưởng.
3 – Đúng. Nguyên phân không làm giảm số lượng NST ở các tế bào con, giảm phân làm giảm số lượng NST ở các tế bào con đi một nửa.
4 – Đúng. Trong giảm phân có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (diễn ra ở kì sau của giảm phân I), trong nguyên phân không có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (sự phân li của NST trong nguyên phân là sự phân li đồng đều của các chromatid trong 1 NST kép).
5 – Đúng. Ở các loài sinh sản hữu tính, nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh là cơ chế giúp ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể: Trong sinh sản hữu tính, nhờ giảm phân, các giao tử đực và cái được sinh ra có bộ NST giảm đi một nửa (mang bộ NST đơn bội) so với các tế bào của cơ thể bố mẹ. Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST 2n trong các hợp tử được tạo thành. Thông qua nguyên phân, bộ NST 2n trong hợp tử được di truyền cho các thế hệ tế bào con. Kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể mang bộ NST 2n đặc trưng của loài.
Bài tập 7 (trang 113): Trong quá trình giảm phân, sự giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n diễn ra ở kì nào
A. Kì giữa của giảm phân I.
B. Kì cuối của giảm phân I.
C. Kì sau của giảm phân II.
D. Kì cuối của giảm phân II.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình giảm phân, sự giảm số lượng NST từ 2n xuống còn n diễn ra ở kì cuối của giảm phân I (mỗi tế bào con hình thành sau kì cuối của giảm phân I đều chứa bộ NST đơn bội kép).
Bài tập 8 (trang 113): Trong sinh sản hữu tính, các con sinh ra từ một cặp bố mẹ có thể có nhiều đặc điểm khác nhau. Những giải thích nào sau đây đúng?
(1) Trong sinh sản hữu tính, mỗi cá thể con sinh ra nhận y nguyên bộ NST của bố và mẹ.
(2) Quá trình giảm phân của bố mẹ tạo ra các giao tử đực và giao tử cái chứa các tổ hợp NST khác nhau.
(3) Trong thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp khác nhau trong các hợp tử được tạo thành.
(4) Ở cơ thể bố và mẹ, giảm phân thường diễn ra trước nguyên phân, do vậy các giao tử luôn nhận được nhiều biến dị di truyền.
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Trong sinh sản hữu tính, các con sinh ra từ một cặp bố mẹ có thể có nhiều đặc điểm khác nhau do sự hình thành các biến dị tổ hợp. Nguyên nhân dẫn đến các biến dị tổ hợp là do:
- Quá trình giảm phân của bố mẹ tạo ra các giao tử đực và giao tử cái chứa các tổ hợp NST khác nhau.
- Trong thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp khác nhau trong các hợp tử được tạo thành.
Bài tập 9 (trang 113): Một tế bào sinh trứng ở ruồi giấm (2n = 8) tiến hành giảm phân bình thường. Xác định số lượng NST và trạng thái (đơn hay kép) của NST theo mẫu bảng dưới đây. Biết rằng sự phân chia tế bào chất diễn ra ở kì cuối phân bào.
Bài giải chi tiết:
Bài tập 10 (trang 114): Một tế bào hợp tử có bộ NST 2n = 20 tế bào tiến hành nguyên phân bình thường, các tế bào con sinh ra ngay sau lần nguyên phân đầu tiên lại tiếp tục nguyên phân 5 đợt tiếp theo.
a) Xác định bộ NST ở mỗi tế bào con được tạo thành.
b) Tính số lượng tế bào con được tạo ra sau đợt phân chia cuối cùng nói trên.
Bài giải chi tiết:
a) Nguyên phân là hình thức phân bào giữ nguyên bộ NST → Bộ NST ở mỗi tế bào con là 2n = 20.
b) Gọi tổng số đợt phân bào là k, ta có k = 6. Vì trong nguyên phân, số tế bào con được sinh ra theo cấp số nhân. Suy ra, số tế bào con được sinh ra khi kết thúc quá trình nguyên phân là: 2k = 26 = 64 tế bào.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối , Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 KNTT, Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 bài 43: Nguyên phân và giảm phân
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận