Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Giải chi tiết VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

CHƯƠNG 11: DI TRUYỀN HỌC MENDEL. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 39: TÁI BẢN DNA VÀ PHIÊN MÃ TẠO RNA

Bài tập 1 (trang 103): Trong tế bào, quá trình tái bản DNA chủ yếu diễn ra ở

A. tế bào chất.

B. ribosome.

C. nhân tế bào.

D. ti thể. 

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Trong tế bào, DNA nằm chủ yếu trong nhân tế bào → quá trình tái bản DNA chủ yếu diễn ra ở nhân tế bào.

Bài tập 2 (trang 104): Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng diễn biến của quá trình tái bản DNA

(1) Mạch mới tổng hợp và mạch khuôn xoắn với nhau tạo thành phân tử DNA mới.

(2) Các nucleotide trên mạch khuôn và các nucleotide tự do liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

(3) DNA tháo xoắn nhờ enzyme, hai mạch DNA tách nhau ra thành hai mạch khuôn.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là:

Trình tự các sự kiện sau theo đúng diễn biến của quá trình tái bản DNA là:

(3) DNA tháo xoắn nhờ enzyme, hai mạch DNA tách nhau ra thành hai mạch khuôn.

(2) Các nucleotide trên mạch khuôn và các nucleotide tự do liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

(1) Mạch mới tổng hợp và mạch khuôn xoắn với nhau tạo thành phân tử DNA mới.

Bài tập 3 (trang 104) 9: Nhận định nào sau đây không đúng về quá trình tái bản DNA?

A. Mạch DNA mới được tổng hợp dựa trên mạch đơn của DNA làm khuôn.

B. Phân tử DNA mới giống phân tử DNA ban đầu chỉ nhờ nguyên tắc bổ sung.

C. Trong quá trình tổng hợp DNA, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.

D. Quá trình tái bản DNA diễn ra ở kì trung gian (trước khi tế bào phân chia).

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Phân tử DNA mới giống phân tử DNA ban đầu là nhờ nguyên tắc bán bảo toàn (trong phân tử DNA con có chứa 1 mạch của DNA mẹ - mạch được sử dụng làm khuôn bổ sung) và nguyên tắc bổ sung (các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen).

Bài tập 4 (trang 104): Phiên mã là quá trình

A. tổng hợp chuỗi polypeptide.

B. tổng hợp nhiều DNA từ DNA ban đầu.

C. truyền đạt thông tin di truyền từ gene đến mRNA.

D. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Phiên mã là quá trình tổng hợp các phân tử RNA dựa trên trình tự polynucleotide của gene → Phiên mã là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gene đến mRNA.

Bài tập 5 (trang 104): Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên mạch khuôn như sau

3'...T-A-A-G-C-C-G-T-A...5'

Xác định trình tự nucleotide được phiên mã từ đoạn DNA trên.

A. -A-T-T-C-G-G-C-A-T-

B. -U-A-A-G-C-C-G-U-A-

ADVERTISING

C. -A-U-U-C-G-G-C-A-U-

D. -A-T-T-G-C-G-C-A-T-

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình phiên mã, trình tự nucleotide trên mạch khuôn của gene quy định trình tự ribonucleotide trên mạch RNA theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C và C liên kết với G. Do đó:

Mạch khuôn: 3'...T-A-A-G-C-C-G-T-A...5'

Mạch mRNA:…-A-U-U-C-G-G-C-A-U-…

Bài tập 6 (trang 104): Cho một đoạn DNA có trình tự nucleotide như sau

Mạch 1: -A-A-G-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C-

Mạch 2: -T-T-C-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G-

a) Xác định trình tự nucleotide của hai mạch DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và DNA ban đầu. Từ đó nêu ý nghĩa của quá trình tái bản DNA.

c) Giả sử mạch 1 của DNA trên làm khuôn cho quá trình phiên mã, xác định trình tự nucleotide của mRNA được tổng hợp. Trình tự nucleotide của mRNA được tổng hợp giống với trình tự nucleotide trên mạch nào của DNA trên?

Bài giải chi tiết: 

a) Quá trình tái bản DNA sử dụng cả 2 mạch của phân tử DNA mẹ làm mạch khuôn, dựa theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại). Do đó, trình tự nucleotide của hai mạch DNA mới được tổng hợp:

DNA 1:

Mạch 1:      -A-A-G-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C-

Mạch mới:  -T-T-C-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G-

DNA 2:

Mạch 2:     -T-T-C-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G-

Mạch mới: -A-A-G-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C-

b) - Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và DNA ban đầu: Hai DNA con được tạo thành có trình tự nucleotide giống với DNA mẹ.

- Ý nghĩa của quá trình tái bản DNA: Tái bản DNA đảm bảo cho quá trình truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể được ổn định và liên tục.

c) - DNA trên thực hiện phiên mã, trình tự nucleotide của mRNA là:

DNA (Mạch 1): -A-A-G-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C-

mRNA:              -U-U-C-A-G-C-G-C-U-A-U-C-G-G-

- Trình tự nucleotide trên mRNA giống trình tự nucleotide ở mạch 2 của DNA, chỉ khác T được thay bằng U.

Bài tập 7 (trang 105): Hoàn thành bảng phân biệt quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã

Tech12h

Bài giải chi tiết: 

Đặc điểm

Quá trình tái bản DNA

Quá trình phiên mã

Mạch làm khuôn

Cả hai mạch đều được làm khuôn tổng hợp

Một trong hai mạch được làm khuôn tổng hợp

Loại nucleotide

8 loại (4 loại của DNA là A, T, G, C và 4 loại của RNA là A, U, G, C)

4 loại của RNA là A, U, G, C

Kết quả

Hai DNA mới giống DNA ban đầu

Một mRNA

Bài tập 8 (trang 105): Một gene có 2 400 nucleotide. Số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gene

a) Gene trên thực hiện tái bản hai lần liên tiếp, tính số nucleotide tự do mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình đó.

b) Nếu gene trên thực hiện phiên mã, tính số nucleotide tự do cung cấp cho quá trình này.

Bài giải chi tiết: 

Vì hai mạch DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên số nucleotide loại A bằng số nucleotide loại T, số nucleotide loại G bằng số nucleotide loại C. Do đó:

A = T = 20% số nucleotide của gene → A = T = 2400 × 20% = 480.

→ G = X = 2400 : 2 – 480 = 720.

a) Gene thực hiện tái bản 2 lần liên tiếp sẽ tạo ra 4 DNA con. Vậy số nucleotide tự do từng loại môi trường cần cung cấp cho 2 lần tái bản là:

A = T = 480 × (4 – 1) = 1440 nucleotide.

G = C = 720 × (4 – 1) = 2160 nucleotide.

b) Vì một mạch của gene là khuôn tổng hợp mRNA nên số nucleotide tự do cung cấp cho tổng hợp mRNA bằng số nucleotide trên một mạch của gene = 2400 : 2 = 1200 nucleotide.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối , Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 KNTT, Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Tái bản DNA và phiên mã

Bình luận

Giải bài tập những môn khác