Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối bài 45: Di truyền liên kết
Giải chi tiết VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 45: Di truyền liên kết. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 12: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 45: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài tập 1 (trang 115): Cho các từ/cụm từ sau: phân li độc lập; hạn chế; bền vững; một NST; tính trạng; liên kết; di truyền cùng nhau; tính trạng tốt, nhóm tính trạng.
Lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn để hoàn thành các thông tin dưới đây.
Di truyền ...(1)... là hiện tượng các gene quy định các ...(2)... cùng nằm trên ...(3)... có xu hướng ...(4)... trong quá trình giảm phân.
Các tính trạng do các gene trên một NST quy định luôn di truyền cùng nhau tạo thành ...(5)... di truyền liên kết. Trong chọn giống, có thể ứng dụng di truyền liên kết để chọn được những nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
Di truyền ...(6)... làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng cho sinh giới, còn di truyền liên kết ...(7)... biến dị tổ hợp, đảm bảo cho sự di truyền ...(8)... của nhóm tính trạng.
Bài giải chi tiết:
(1) liên kết; (2) tính trạng; (3) một NST; (4) di truyền cùng nhau; (5) nhóm tính trạng; (6) phân li độc lập; (7) hạn chế; (8) bền vững.
Bài tập 2 (trang 116): Morgan là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở
A. đậu hà lan.
B. ruồi giấm.
C. ong.
D. kiến.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Morgan là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở ruồi giấm vào năm 1910.
Bài tập 3 (trang 116): Morgan đã dùng phép lai nào sau đây trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết?
A. Lai phân tích.
B. Lai trở lại (cho cơ thể lai F1 lai trở lại với P).
C. Lai giữa các con lai F1 với nhau.
D. Lai xa (cho lai giữa hai loài khác nhau).
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết, Morgan đã dùng phép lai phân tích.
Bài tập 4 (trang 116): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về di truyền liên kết?
A. Các cặp allele quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Các cặp allele quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, phân li cùng nhau trong giảm phân và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh nên dẫn đến hiện tượng liên kết gene.
C. Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền những nhóm tính trạng luôn đi cùng với nhau.
D. Nhờ di truyền liên kết mà trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi cùng nhau.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
A. Sai. Các cặp allele quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh là hiện tượng phân li độc lập. Còn di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân.
Bài tập 5 (trang 116): Xét hai cặp gene nằm trên cùng một cặp NST có kiểu gene ABabABab , các gene di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 1.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Xét hai cặp gene nằm trên cùng một cặp NST có kiểu gene ABabABab , các gene di truyền liên kết thì sẽ cho ra 2 loại giao tử là AB và ab.
Bài tập 6 (trang 117): Một cơ thể có kiểu gene BDbdBDbd, các gene nằm trên cùng một NST di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 16.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Kiểu gene Aa giảm phân cho ra 2 loại giao tử là A và a.
Kiểu gene BDbdBDbd , các gene di truyền liên kết thì sẽ cho ra 2 loại giao tử là BD và bd.
→ Cơ thể có kiểu gene AaBDbdAaBDbd , các gene nằm trên cùng một NST di truyền liên kết sẽ tạo ra tối đa 2 × 2 = 4 loại giao tử gồm: ABD, abd, aBD, Abd.
Bài tập 7 (trang 117): Vì sao di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
Bài giải chi tiết:
Di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp bởi vì các gene cùng nằm trên một NST có xu hướng chủ yếu là liên kết và phân li cùng nhau trong giảm phân hình thành giao tử.
Bài tập 8 (trang 117): Ở lúa, gene A quy định tính trạng thân cao, allele a quy định tính trạng thân thấp; gene B quy định tính trạng chín sớm, allele b quy định tính trạng chín muộn. Cho lúa thân cao, chín sớm giao phấn với lúa thân thấp, chín muộn. Thế hệ con xuất hiện hai loại kiểu hình với tỉ lệ 1 cây thân cao, chín sớm : 1 cây thân thấp, chín muộn.
a) Xác định quy luật di truyền chi phối sự di truyền của hai tính trạng trên.
b) Xác định kiểu gene của các cơ thể trong phép lai trên, viết sơ đồ lai.
Bài giải chi tiết:
a) - Phép lai đã cho là phép lai phân tích P: A-B- × aabb.
- Xét tỉ lệ kiểu hình riêng ở thế hệ con:
+ Thân cao : thân thấp = 1 : 1 → P: Aa × aa.
+ Chín sớm : chín muộn = 1 : 1 → P: Bb × bb.
- Tích tổ hợp 2 tính trạng: (1 : 1) × (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1.
→ Phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gene, nếu các gene phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 1 : 1 : 1 : 1. Tuy nhiên, kết quả phép lai thu được là 1 : 1 nên tính trạng đang xét di truyền liên kết.
b)
- Do thế hệ con xuất hiện kiểu hình thân thấp, chín muộn có kiểu gene abababab nên cây lúa thân cao, chín sớm (A-B-) cũng phải tạo được giao tử ab → Kiểu gene của cây thân cao, chín sớm đem lai là ABab.ABab.
- Cây thân thấp, chín muộn có kiểu gene là abab.abab.
- Sơ đồ phép lai:
P: ABabABab (thân cao, chín sớm) x abababab (thân thấp, chín muộn)
GP: AB : ab ab
F1: TLKG: 1AB/ab:1ab/ab
TLKH: 1 thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 kết nối , Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 KNTT, Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 bài 45: Di truyền liên kết
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận