Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 9: Lipid. Carbonhydrate. Protein. Polymer (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 9: Lipid. Carbonhydrate. Protein. Polymer (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức thu gọn của glycerol là

  • A. CH3COOH.                 
  • B. C3H5(OH)3.                 
  • C. (RCOO)3C3H5.            
  • D. C2H4(OH)2.

Câu 2: Công thức chung của chất béo là

  • A. RCOOH.                     
  • B. C3H5(OH)3.                 
  • C. (RCOO)3C3H5.            
  • D. RCOONa.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây chứa thành phần chính là chất béo?

  • A. trứng gà. 
  • B. tóc.          
  • C. dầu oliu.  
  • D. Dầu hỏa.

Câu 4: Thủy phân chất béo trong môi trường acid thu được

  • A. glycerol và một loại acid béo.         
  • B. glycerol và một số loại acid béo.
  • C. glycerol và một muối của acid béo. 
  • D. glycerol và xà phòng.

Câu 5: Đun nóng chất béo với nước (acid làm xúc tác), thu được sản phẩm là

  • A. glycerol và acid béo.             
  • B. glycerol và muối của các acid béo.
  • C. acid béo.            
  • D. Muối của các acid béo.

Câu 6: Saccharose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A. Phản ứng tráng gương.                   
  • B. Phản ứng thủy phân.
  • C. Phản ứng xà phòng hóa.       
  • D. Phản ứng ester hóa.

Câu 7: Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân: X + H2O  Y + Z

X có công thức phân tử nào sau đây?

  • A. Glucose.
  • B. Tinh bột.
  • C. Saccharose.
  • D. Cellulose.

Câu 8: Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là

  • A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.
  • B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.
  • C. làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích.
  • D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Câu 9: Tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi ethylic alcohol?

  • A. Đường saccharose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucose, sau đó thành ethylic alcohol.
  • B. fructose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucose, sau đó thành ethylic alcohol.
  • C. Đường saccharose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành ethylic alcohol.
  • D. Đường glucose bị chuyển thành ethylic alcohol.

Câu 10: Điều nào sau đây sai khi nói về saccharose?

  • A. Trong phân tử chứa 12 nguyên tử C
  • B. Phân tử ở dạng mạch thẳng
  • C. Hòa tan được Cu(OH)2 điều kiện thường
  • D. Tham gia phản ứng thủy phân

Câu 11: Saccharose có thể tác dụng với

  • A. H2 (xúc tác Ni, to).
  • B. dung dịch AgNO3/NH3
  • C. Cu(OH)2
  • D. dung dịch NaOH.

Câu 12: Khi đun nóng dung dịch saccharose với dung dịch acid, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

  • A. saccharose chuyển thành maltose.
  • B. saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose.
  • C. dung dịch acid đó có khả năng phản ứng.
  • D. phân tử saccharose có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Câu 13: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

  • A. chất béo, acetic acid.
  • B. saccharose, ethylic alcohol.
  • C. saccharose, chất béo.
  • D. glucose, saccharose.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
  • B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử
  • C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau
  • D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước

Câu 15: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

  • A. Tinh bột.
  • B. Cellulose.
  • C. Saccharose.
  • D. Glucose.

Câu 16:  Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ X sản phẩm tạo ra có khí nitrogen. Chất X có thể là

  • A. tinh bột.
  • B. saccharose.
  • C. PVC.
  • D. protein.

Câu 17: Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên?

  • A. Poly(vinyl chloride).
  • B. Cellulose.
  • C. Protein.
  • D. Tinh bột.

Câu 18: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng là:

  • A. polime là chất dễ bay hơi.
  • B. polime là những chất dễ tan trong nước.
  • C. polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
  • D. polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.

Câu 19: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên?

  • A. Tính đàn hồi
  • B. Không dẫn điện và nhiệt
  • C. Không thấm khí và nước
  • D. Không tan trong xăng và benzen

Câu 20: Sợi bông thuộc loại polime nào?

  • A. Polime thiên nhiên
  • B. Polime tổng hợp
  • C. Polime bán tổng hợp
  • D. Polime nhân tạo

Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột →X→ Y → acid axetic. X và Y lần lượt là:

  • A. glucose, ethylic alcohol.
  • B. maltose, glucose.
  • C. glucose, ethyl acetate.
  • D. ethylic alcohol, aldehyde acetic.

Câu 22: Khối lượng phân tử trung bình của cellulose trong sợi bông là 4860000 amu. Vậy số gốc glucose có trong cellulose nêu trên là :

  • A. 28000     
  • B. 30000
  • C. 35000     
  • D. 25000

Câu 23: Cho các chất: X: glucose; Y: saccharose; Z: Tinh bột; T: Glixerin; H: cellulose. Những chất bị thuỷ phân là:

  • A. X , Z , H
  • B. Y , Z , H
  • C. X , Y , Z
  • D. Y , T , H

Câu 24:  Chọn nhận xét đúng:

  • A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
  • B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
  • C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên
  • D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử aminoacetic acid tạo nên

Câu 25: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố

  • A. sulfur.
  • B. iron.
  • C. chlorine.
  • D. nitrogen

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác