Siêu nhanh giải bài 29 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 29 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 29. CARBOHYDRATE GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Khởi động: Một số chất tạo vị ngọt trong bánh kẹo, nước uống, lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn và các chất tạo bộ khung cứng cho cây trồng đều thuộc loại hợp chất carbohydrate. Vậy giữa các chất này có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Chúng có mối liên hệ gì giữa cấu tạo và tính chất?

Giải rút gọn:

  • Giống nhau: đêu được tạo thành từ C, H,O.

  • Khác nhau: 

  • Chất tạo vị ngọt dùng để làm ngọt đồ ăn và đồ uống còn chất tạo bộ khung cứng dùng để tăng độ chắc chắn cho cây trồng.

  • Chất tạo vị ngọt thường có cấu trúc đơn giản hơn.

  • Chất tạo vị ngọt có vị ngọt và tan trong nước còn chất tạo khung cứng không có hương vị và khó tan trong nước

  • Mối liên hệ được xác định bằng cách kết hợp các nguyên tử carbon, hydrogen và oxygen với nhau để tạo ra các liên kết hóa học khác nhau.

I. KHÁI NIỆM CARBOHYDRATE

Hoạt động: Quan sát công thức phân tử của một số carbohydrate trong Hình 29.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Carbohydrate được tạo thành từ những nguyên tố nào?

2. Viết lại công thức phân tử của mỗi chất dưới dạng Cn(H2O)m.

Giải rút gọn:

1. Carbohydrate được tạo thành từ C, H và O.

2. Công thức phân tử:

  • Glucose: C6(H2O)6

  • Saccharose: C12(H2O)11

  • Tinh bột: (C6(H2O)5)n

  • Cellulose: (C6(H2O)5)m

II. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

Câu hỏi 1: So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose.

Giải rút gọn:

  • Giống nhau: đều là carbohydrate cấu tạo từ C, H và O. Công thức phân tử: Cn(H2O)m. Đều không màu, không mùi, có vị ngọt và tan tốt trong nước.

  • Khác nhau:

  • Khối lượng phân tử của saccharose nặng hơn glucose.

  • Glucose có nhiều trong trái cây chín. Còn saccharose có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt,…

Câu hỏi 2: Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose.

Giải rút gọn:

  • Sản phẩm tự nhiên chứa nhiều glucose là nho chín, mật ong,…

  • Sản phẩm tự nhiên chứa nhiều saccharose là mía, củ cải đường, thốt nốt,…

Hoạt động 1: Thí nghiệm về phản ứng tráng bạc của glucose

Chuẩn bị: dung dịch glucose 10%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm.

Tiến hành:

  • Cho khoảng 1 mL AgNO3 1% vào ống nghiệm.

  • Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.

  • Cho khoảng 1 mL dung dịch glucose 10% vào ống nghiệm, lắc đều.

  • Đặt ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 70 – 80 oC), để yên khoảng 5 phút.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Quan sát hiện tượng trên thành ống nghiệm và cho biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không?

2. Dự đoán sản phẩm tạo thành (nếu có) và rút ra nhận xét.

Giải rút gọn:

1. Hiện tượng: Có kết tủa màu trắng nên có phản ứng hóa học xảy ra.

2. Sản phẩm: Ag (kết tủa) và muối amoni gluconate.

Nhận xét: Glucose có phản ứng tráng bạc và có thể dùng phản ứng này để phân biệt glucose với các loại đường khác.

Hoạt động 2: Quan sát Hình 29.3 và trình bày về ứng dụng của glucose, saccharose. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa ứng dụng và tính chất của chúng.

Giải rút gọn:

  • Glucose:

  • Có phản ứng tráng bạc ứng dụng trong sản xuất gương soi.

  • Có nhiều trong nho chín là nguyên liệu để làm rượu vang.

  • Có trong máu, là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động ở tế bào, nên được dùng làm dịch truyền.

  • Saccharose có độ ngọt vừa phải nên dùng làm chất tạo ngọt.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 29, Giải bài 29 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 29 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác