Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nguyên liệu (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nguyên liệu (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là

  • A. CO2.        
  • B. H2O.        
  • C. CH4.        
  • D. NaCl.

Câu 2: Thành phần chính của dầu mỏ là

  • A. dẫn xuất hydrocarbon.
  • B. hydrocarbon.     
  • C. carbon.
  • D. NaCl.

Câu 3: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxygen:

  • A. Vừa đủ.
  • B. Thiếu.
  • C. Dư.
  • D. Không xác định.

Câu 4: Những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là

  • A. nguyên liệu.      
  • B. nhiên liệu.         
  • C. vật liệu.   
  • D. điện năng.

Câu 5: Những tính chất sau, tính chất nào không phải là của dầu mỏ?

  • A. Có nhiệt độ sôi thấp và xác định.    
  • B. Chất lỏng.
  • C. Nhẹ hơn nước.            
  • D. Không tan trong nước.

Câu 6: Khi chế biến dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng người ta dùng phương pháp

  • A. chưng cất dầu mỏ.                
  • B. chưng cất không khí lỏng.
  • C. chưng cất phân đoạn dầu mỏ.         
  • D. cracking dầu mỏ.

Câu 7: Mỏ dầu thường có mấy lớp?

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 3

Câu 8: Nhiên liệu rắn là

  • A. Xăng.
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Than đá.
  • D. Gas.

Câu 9: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

  • A. phun nước vào ngọn lửa.
  • B. phủ cát vào ngọn lửa. 
  • C. thổi oxygen vào ngọn lửa.
  • D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Câu 10: Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là

  • A. H2.
  • B. CH4.
  • C. C2H4.
  • D. C2H2.

Câu 11: Hóa chất dùng để loại bỏ khí ethylene có lẫn trong khí methane là

  • A. dung dịch bromine.               
  • B. dung dịch phenolphtalein.
  • C. dung dịch hydrochloric acid. 
  • D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 12: Đốt cháy chất nào sau đây cho số mol CO2 bằng số mol H2O?

  • A. CH4.        
  • B. C2H4.       
  • C. C2H2.       
  • D. C6H6.

Câu 13: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là

  • A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch bromine.
  • B. tham gia phản ứng cộng với khí hydrogen.
  • C. tham gia phản ứng trùng hợp.
  • D. tham gia phản ứng cháy với khí oxygen sinh ra khí carbonic và nước.

Câu 14: Eethylene có lẫn tạp chất là SO2, CO2 và hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách:

  • A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư
  • B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaCl dư
  • C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
  • D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 15: Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là

  • A. 20 amu.             
  • B. 24 amu.             
  • C. 29 amu.                       
  • D. 28 amu.

Câu 16: Quan sát phân tử acetylene

TRẮC NGHIỆM

Xác định cấu tạo phân tử acetylene gồm

  • A. hai liên kết đơn và một liên kết đôi. 
  • B. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
  • C. một liên kết ba và một liên kết đôi.  
  • D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 17: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là

  • A. 52,2%; 13%; 34,8%.             
  • B. 52,2%; 34,8%; 13%.
  • C. 13%; 34,8%; 52,2%.             
  • D. 34,8%; 13%; 52,2%.

Câu 18: Cho các công thức cấu tạo:

(a) CH3–CH2–CH3,

(b) CH3–O–CH2CH3,

(c) CH3–O–CH3,

(d) CH3CH2CH2–OH.

Cặp chất nào có cùng công thức phân tử?

  • A. (a) và (b).   
  • B. (b) và (d).   
  • C. (a) và (c). 
  • D. (b) và (c).

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải là của methane?

  • A. Dùng làm nhiên liệu.
  • B. Methane là nguyên liệu dùng điều chế hydrogen.
  • C. Methane dùng để sản xuất acetic acid, ethylic alcohol, poly(vinyl chloride),...
  • D. Methane còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Câu 20: Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 594 kJ. Biết rằng, khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane trong X là

  • A. 1 : 2.       
  • B. 2 : 3.        
  • C. 1 : 1.        
  • D. 3 : 2.

Câu 21: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

  • A. 2520 kJ.                 
  • B. 5040 kJ.            
  • C. 10080 kJ.                              
  • D. 6048 kJ.

Câu 22: Đốt cháy methane (CH4) thu được hỗn hợp khí và hơi X gồm hai chất. Dẫn hỗn hợp này qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được kết tủa M và dung dịch chất N. Lọc tách kết tủa M rồi đun sôi dung dịch N thì lại thấy xuất hiện kết tủa M. M và N lần lượt là

  • A. CaCO3 và Ca(OH)2.    
  • B. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
  • C. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.       
  • D. Ca(HCO3)2 và CaCO3.

Câu 23: Tỉ lệ tối giản về số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là

  • A. 2: 4: 2.              
  • B. 1: 2: 1.         
  • C. 2: 4: 1.     
  • D. 1: 2: 2.

Câu 24: Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hydrogen bằng hai lần số nguyên tử carbon và làm mất màu dung dịch bromine. Hợp chất đó là

  • A. methane.
  • B. ethylene.
  • C. acetylene.
  • D. benzene.

Câu 25: Khối lượng khí ethylene cần dùng để phản ứng hết 8 gam bromine trong dung dịch là

  • A. 0,7 gam.  
  • B. 7 gam.     
  • C. 1,4 gam.  
  • D. 14 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác