Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 8: Amine (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 8: Amine (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở điều kiện thường, amine X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước bromine tạo kết tủa trắng. Amine nào sau đây thoả mãn tính chất của X ?

  • A. dimethylamine  
  • B. benzylamine      
  • C. methylamine     
  • D. aniline

Câu 2: Cho 4,5 gam methylamine (CH3NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

  • A. 8,1 gam
  • B. 9,5 gam
  • C. 10,9 gam
  • D. 12,3 gam

Câu 3: Amine no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

  • A. CnH2nN.   
  • B. CnH2n+1N. 
  • C. CnH2n+3N. 
  • D. CnH2n+2N.

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào không phải là amine?

  • A. Ethylamine (CH3CH2NH2)
  • B. Aniline (C6H5NH2)
  • C. Acetamide (CH3CONH2)
  • D. Methylamine (CH3NH2)

Câu 5: Cho các chất sau:

TRẮC NGHIỆM

Dãy chất chỉ gồm các amine là:

  • A. (1), (2), (4), (5), (7).     
  • B. (1), (4), (5), (6), (8).     
  • C. (1), (2), (4), (6), (8).     
  • D. (1), (2), (4), (5), (8).

Câu 6: Cặp ancol và amine nào sau đây cùng bậc?

  • A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
  • B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
  • C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.  
  • D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

Câu 7: Tên gọi của hợp chất có công thức CH3 – N – CH(CH3)2

                                                                     │

                                                                      C2H5

  • A. Methylethylisopropylamine.  
  • B. Ethylmethylisopropylamine.
  • C. Ethylbutylamine.
  • D. Ethylmethylpropylamine

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine có công thức phân tử C3H9N?

  • A. 3.  
  • B. 4.   
  • C. 5.   
  • D. 6.

Câu 9: So sánh đúng về độ tan của các amine CH3NH2, (CH3)2NH và (CH3)3N trong nước và trong ancol là:

  • A. Cả 3 amine đều tan ít trong nước và tan nhiều trong ancol.
  • B. Cả 3 amine đều tan ít trong nước và tan ít trong ancol.
  • C. Cả 3 amine đều dễ tan trong nước, CH3NH2, (CH3)2NH  đều tan trong nước hơn (CH3)3N; cả 3 amine đều tan nhiều trong ancol.
  • D. CH3NH2, (CH3)2NH  tan nhiều trong nước và ancol; (CH3)3N ít tan trong nước và ancol.

Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc một ?

  • A. (CH3)3N. 
  • B. CH3NHCH3.      
  • C. CH3NH2
  • D. CH3CH2NHCH3.

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc hai?

  • A. phenylamine     
  • B. methylamine     
  • C. trimethylamine  
  • D. dimethylamine

Câu 12: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng của amin?

  • A. Tác dụng với acid tạo muối.
  • B. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo amine bậc cao.
  • C. Phản ứng cháy.
  • D. Phản ứng thủy phân.

Câu 13: Amine nào sau đây là không phải amine bậc một?

  • A. (CH3)2CHNH2
  • B. (CH3)3N
  • C. C6H5NH2
  • D. H2NCH2CH2NH2

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc ba?

  • A. (CH3)3N  
  • B. CH3-NH2 
  • C. C2H5-NH2          
  • D. CH3-NH-CH3

Câu 15: Số đồng phân cấu tạo amine có cùng công thức phân tử C3H9N là:

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 16: Thành phần phần trăm khối lượng nitrogen trong phân tử anilin bằng

  • A. 18.67%.   
  • B. 12,96%.   
  • C. 15,05%.   
  • D. 15,73%.

Câu 17: Chất có chứa nguyên tố nitrogen là

  • A. methyl amine.
  • B. saccharose.        
  • C. cellulose. 
  • D. glucose.

Câu 18: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amine (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amine là

  • A. C3H9N và C4H11N.                
  • B. C3H7N và C4H9N.
  • C. CH5N và C2H7N.                   
  • D. C2H7N và C3H9N.

Câu 19: Cho bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:

  1. benzene + phenol.
  2. Aniline + dung dịch HCl dư.
  3. Aniline + dung dịch NaOH.
  4. Aniline + H2O.

Ống nghiệm có sự tách lớp các chất lỏng là

  • A. (3), (4).    
  • B. (4). 
  • C. (1), (2), (3).       
  • D. (1), (4).

Câu 20: Cho 20 g hỗn hợp gồm ba amine no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch thu được 31,68 g muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

  • A. 160 ml.   
  • B. 240 ml.    
  • C. 320 ml.    
  • D. 400 ml.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác