Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 23 Hợp chất carbonyl

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 23 Hợp chất carbonyl - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A. Hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết với H là formic aldehyde
  • B. Aldehyde vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
  • C. Hợp chất R-CHO có thể điều chế từ R-CH2OH
  • D. Trong phân tử aldehyde, các nguyên tử liên kết với nhau chỉ bằng liên kết xich-ma (sigma)

Câu 2: Khi oxi hóa một alcohol thu được một ketone. Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về bậc của alcohol đó

  • A. Alcohol bậc 1                                           
  • B. Alcohol bậc 2              
  • C. Alcohol bậc 3                                           
  • D. Alcohol bậc bất kì

Câu 3: Tên gọi nào sau đây của HCHO là sai:

  • A. metalal
  • B. aldehyde formic
  • C. formaldehyde
  • D. etanal

Câu 4: Phản ứng CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O thuộc loại phản ứng:

  • A. thế                                      
  • B. cộng                          
  • C. tách                
  • D. oxi hóa-khử

 Câu 5: Dung dịch formalin (formone) thu được khi

  • A. hóa lỏng formaldehyde
  • B. hòa tan formaldehyde vào ethanol để thu được dung dịch có nồng độ 35-40%
  • C. hòa tan formaldehyde vào nước để thu được dung dịch có nồng độ 35-40%
  • D. B và C đều đúng

Câu 6: C5H10O có số đồng phân aldehyde là:

  • A. 2                               
  • B. 3                               
  • C. 4                               
  • D. 5

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm 2 aldehyde đồng đẳng liên tiếp cộng H2 thu được hỗn hợp 2 rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu này thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam nước. Tìm công thức phân tử các aldehyde trong X.

  • A. C3H4O và C4H6O.
  • B. C3H6O và C4H8O.
  • C. CH2O và C2H4O.
  • D. C4H6O và C5H8O.

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân C4H8O phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3?

  • A. 1                               
  • B. 2                               
  • C. 3                               
  • D. 4

Câu 9: Hỗn hợp M gồm một aldehyde và một alkyne (có cùng số nguyên tử carbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của aldehyde trong hỗn hợp M là

  • A. 50%.
  • B. 40%.
  • C. 30%.
  • D. 20%.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

  • A. C3H7CHO. 
  • B. CH3CHO. 
  • C. C2H5CHO.
  • D. C2H3CHO.

Câu 11: Hỗn hợp M gồm một aldehyde và một alkyne (có cùng số nguyên tử carbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, thu được 13,44 lít khí CO2 (ở đktc) và 6,48 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol hỗn hợp M tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Số mol AgNO3 phản ứng là:

  • A. 0,20
  • B. 0,14                           
  • C. 0,12
  • D. 0,10

Câu 12: Từ propan-1-ol điều chế acetone tối thiểu bao nhiêu phản ứng ?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 13: Hỗn hợp M gồm aldehyde X và ketone Y đều đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Số mol của Y trong m gam M có thể là:

  • A. 0,08 mol 
  • B. 0,1 mol   
  • C. 0,05 mol 
  • D. 0,06 mol

Câu 14: Cho hỗn hợp M gồm aldehyde X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Y có tính chất nào trong các tính chất sau đây?

  • A. Đốt cháy Y tạo ra số mol CO2 bé hơn số mol nước.
  • B. Từ Y có thể điều chế được acetic aldehyde.
  • C. Y có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt.
  • D. Y có một đồng phân cấu tạo, mạch vòng.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm hai aldehyde no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tạo ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A. 27 gam   
  • B. 81 gam   
  • C. 108 gam 
  • D. 54 gam

Câu 16: Hỗn hợp X gồm hai aldehyde. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 0,3 mol CO2. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,9 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của hai aldehyde trong X là:

  • A. CH3CHO và OHC-CHO. 
  • B. HCHO và OHC-CHO.
  • C. HCHO và CH3-CHO.
  • D. HCHO và CH3-CH2-CHO.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lít CO2(đktc) và 0,135 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35. Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 dư có Ni xúc tác thu được 0,296 gam isobutylic alcohol. Công thức cấu tạo của A và hiệu suất phản ứng tạo thành rượu:

  • A. CH3CH=CHCHO; 80%.
  • B. CH2=C(CH3)-CHO; 60%.
  • C. CH2=C(CH3)-CHO; 75%.
  • D. CH2=C(CH3)-CHO; 80%.

Câu 18: Các phản ứng dưới đây, phản ứng nào có sản phẩm là ketone?

  • A. CH3-CHCl-CH3 + NaOH
  • B. CH3-CCl2-CH3+ NaOH
  • C. CH3-CH2-CH2Cl + NaOH
  • D. CH3-CH2-CHCl2 + NaOH

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

  • A. CH3COCH3
  • B. O=CH-CH=O. 
  • C.  CH2=CH-CH2-OH.   
  • D. C2H5CHO.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai aldehyde cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2, thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là:

  • A. 32,4 gam
  • B. 48,6 gam.         
  • C. 75,6 gam.         
  • D. 64,8 gam.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết đều 1200
  • B. Khác với methyl alcohol, formic aldehyde là chất khí vì không có liên kết hydro liên phân tử.
  • C. Tương tự methyl alcohol, formic aldehyde tan tốt trong nước.     
  • D. Formal hay formalin là dung dịch chứa 37 - 40 % HCHO trong ethyl alcohol.

Câu 22: Aldehyde thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với tác chất nào?

  • A. O2/Mn2+
  • B. Dung dịch AgNO3/ NH3 
  • C. Cu(OH)2/ OH-, t˚        
  • D. H2/ Ni, t˚

Câu 23: Aldehyde thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào?

  • A. Dung dịch bão hòa NaHSO3 
  • B. H2/Ni, t˚ 
  • C. Dung dịch AgNO3 trong NH3        
  • D. Cả (A), (B), (C) vì aldehyde có tính khử đặc trưng

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Aldehyde vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa     
  • B. Methyl formate tham gia được phản ứng tráng gương do trong cấu tạo phân tử có chứa nhóm -CHO  
  • C. Đối với CuO thì alcohol bậc một bị oxi hóa thành aldehyde, alcohol bậc hai bị oxi hóa thành ketone còn alcohol bậc ba không bị oxi hóa    
  • D. Aldehyde có khả năng tạo liên kết hiđro liên phân tử.

Câu 25: Công thức đơn giản nhất của aldehyde no, đa chức, mạch hở là C2H3O. Aldehyde đó có số đồng phân là

  • A. 2  
  • B. 4   
  • C. 1  
  • D. 3

Câu 26: CTPT của ankanal có 10,345% H theo khối lượng là

  • A. HCHO   
  • B. CH3CHO
  • C. C2H5CHO       
  • D. C3H7CHO

Câu 27: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2/H2O, dung dịch Br2/CH3COOH. Số chất phản ứng được với CH3CH2CHO ở điều kiện thích hợp là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3  
  • D. 5

Câu 28: Quá trình nào sau đây không tạo ra acetic aldehyde?

  • A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4)        
  • B. CH2=CH+ O(to, xúc tác)
  • C. CH3COOCH=CH+ dung dịch NaOH (to)         
  • D. CH3CH2OH + CuO (t0)

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn p mol aldehyde X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng aldehyde

  • A. đơn chức, no, mạch hở.
  • B. hai chức, no, mạch hở. 
  • C. hai chức chưa no (1 nối đôi C=C). 
  • D. hai chức chưa no (1 nối ba C≡C).

Câu 30: Không thể điều chế acetone bằng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Oxi hóa Cumen (isopropyl benzene) bằng oxygen không khí
  • B. Nhiệt phân CH3COOH hoặc CH3(COO)2Ca
  • C. Oxi hóa isopropyl alcohol bằng oxygen (không khí có xúc tác Cu)
  • D. Oxi hóa isopropyl alcohol bằng CuO đun nóng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác