Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 20 Alcohol

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 20 Alcohol - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng?

  • A. sec-butylic alcohol: (CH3)2CH-CH2OH
  • B. iso-amylic alcohol: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH
  • C. ethyl alcohol: CH3OH
  • D. allylic alcohol: CH2=CHCH2OH

Câu 2: Rượu pha chế dùng cồn công nghiệp có chứa hàm lượng methanol cao, có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Công thức phân tử của methanol là

  • A. C2H5OH
  • B. C3H5OH
  • C. CH3OH
  • D. C3H7OH

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

  • A. C2H5OH + CH3COOH
  • B. C2H5OH + HBr
  • C. C2H5OH + O2
  • D. C2H5OH + NaOH

Câu 4: Sản phẩm chính thu được khi tách nước từ 3-methylbutan-2-ol là

  • A. 3-methylbut-1-ene
  • B. 2-methylbut-2-ene.
  • C. 3-methylbut-2-ene.
  • D. 2-methylbut-3-ene.

Câu 5: Điều kiện của phản ứng tách nước :

CH3-CH2-OH →CH2 = CH2 + H2O là :

  • A. H2SO4 đặc, 120o
  • B. H2SO4 loãng, 140oC
  • C. H2SO4 đặc, 170o
  • D. H2SO4 đặc, 140oC

Câu 6: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,37185 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối sodium alcoholate thu được là :

  • A. 2,4 gam.
  • B. 1,9 gam. 
  • C. 2,85 gam.
  • D. 3,8 gam

Câu 7: Cho 0,1 lít ethyl alcohol 95o tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đkc). Biết rằng ethyl alcohol nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của V là

  • A. 47,84 lít.           
  • B. 40,95 lít.                
  • C. 20,47 lít.                       
  • D. 23,92 lít

Câu 8: 13,8 gam alcohol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,57775 lít H2 ở đkc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là

  • A. CH3OH.
  • B. C2H5OH. 
  • C. C3H6(OH)2.
  • D. C3H5(OH)3

Câu 9: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai alcohol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai alcohol đó là

  • A. C3H5OH và C4H7OH
  • B. C2H5OH và C3H7OH
  • C. C3H7OH và C4H9OH
  • D. CH3OH và C2H5OH

Câu 10: Có hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho 6 gam alcohol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2

Thí nghiệm 2: Cho 6 gam alcohol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

  • A. CH3OH.
  • B. C2H5OH.
  • C. C3H7OH.
  • D. C4H7OH

Câu 11: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glycerol và một rượu đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 9,916 lít khí (đkc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là

  • A. C2H5OH.
  • B. C3H7OH.
  • C. CH3OH.
  • D. C4H9OH

Câu 12: Một rượu đơn chức A tác dụng với HBr cho hợp chất hữu cơ B có chứa C, H, Br trong đó Br chiếm 58,4% khối lượng. CTPT của rượu là

  • A. C2H5OH.                                                  
  • B. C3H7OH.                                                   
  • C. CH3OH.                                                    
  • D. C4H9OH

Câu 13: Đun nóng alcohol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. CTCT của A là

  • A. CH3OH.
  • B. C2H5OH.
  • C. CH3CHOHCH3
  • D. CH3CH2CH2OH.

Câu 14: Trộn 20 ml cồn etylic 92o với 300 ml acetic acid1M thu được hỗn hợp X. Cho H2SO4 đặc vào X rồi đun nóng, sau một thời gian thu được 21,12 gam ester. Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hiệu suất phản ứng ester hoá là

  • A. 75%. 
  • B. 80%.
  • C. 85%.
  • D. Kết quả khác

Câu 15: Đun nóng alcohol đơn chức X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được Y. Tỉ khối hơi của Y đối với X là 1,4375. X là

  • A. CH3OH.
  • B. C2H5OH.
  • C. C3H7OH.
  • D. C4H9OH

Câu 16: Thực hiện phản ứng tách nước một rượu đơn chức X ở điều kiện thích hợp. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối đối với X là 37/23. Công thức phân tử của X là 

  • A. CH3OH.
  • B. C3H7OH.
  • C. C4H9OH.
  • D. C2H5OH

Câu 17: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ether có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ether trong hỗn hợp là bao nhiêu ?

  • A. 0,1 mol.
  • B. 0,15 mol.
  • C. 0,2 mol.
  • D. 0,4 mol

Câu 18: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam ether, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là

  • A. 24,48 gam.
  • B. 28,4 gam. 
  • C. 19,04 gam.
  • D. 23,72 gam

Câu 19: Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức có tỉ lệ mol là 3 : 1 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 6 gam hỗn hợp Y gồm 3 ether. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT của 2 rượu là

  • A. CH3OH và C2H5OH.
  • B. C2H5OH và C3H7OH.
  • C. CH3OH và C3H7OH.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 20: Đun nóng hỗn hợp hai alcohol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ether. Lấy 7,2 gam một trong các ether đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 9,916 lít khí CO2 (ở đkc) và 7,2 gam H2O. Hai alcohol đó là

  • A. C2H5OH và CH2=CHCH2OH
  • B. C2H5OH và CH3OH
  • C. CH3OH và C3H7OH
  • D. CH3OH và CH2=CHCH2OH

Câu 21: Đun nóng một rượu (alcohol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là

  • A. C3H8O.
  • B. C2H6O.
  • C. CH4O. 
  • D. C4H8O

Câu 22: Cho m gam một alcohol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hydrogen là 15,5. Giá trị của m là

  • A. 0,92.
  • B. 0,32.
  • C. 0,64.
  • D. 0,46

Câu 23: Oxi hóa 6 gam alcohol đơn chức A bằng oxygen không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 8,4 gam hỗn hợp aldehyde, alcohol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là

  • A. 60%. 
  • B. 75%.
  • C. 80%.
  • D. 53,33%

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một alcohol X no, mạch hở cần vừa đủ 19,832 lít khí O2 (ở đkc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là

  • A. 9,8 và propane-1,2-diol
  • B. 4,9 và propane-1,2-diol
  • C. 4,9 và propane-1,3-diol
  • D. 4,9 và glycerol

Câu 25: Hai alcohol X, Y đều có CTPT C3H8O số alkene thu được khi đun hỗn hợp X và Y với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao là

  • A. 1   
  • B. 2   
  • C. 3   
  • D. 4.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu no, đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,9664 lít CO2 ở đkc và 3,96 gam H2O. Tính a và xác định CTPT của các rượu

  • A. 3,32 gam; CH3OH và C2H5OH
  • B. 4,32 gam; C2H5OH và C3H7OH
  • C. 2,32 gam; C3H7OH và C4H9OH
  • D. 3,32 gam; C2H5OH và C3H7OH

Câu 27: Lên men hoàn toàn m gam glucose thành ethyl alcohol. Toàn bộ khí COsinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

  • A. 60.
  • B. 58.
  • C. 30. 
  • D. 48

Câu 28: Lên men m gam glucose với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A. 20,0.
  • B. 15,0.
  • C. 13,5.
  • D. 30,0.

Câu 29: Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml alcohol etylic 46o bằng phương pháp lên men alcohol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml

  • A. 46,875 ml.
  • B. 93,75 ml.
  • C. 21,5625 ml.
  • D. 187,5 ml

Câu 30: Alcohol X khi phản ứng với Na cho số mol H2 tạo thành bằng số mol alcohol tham gia phản ứng. X là chất nào trong các chất dưới đây :

  • A. methanol
  • B. ethanol
  • C. ethylene glycol
  • D. grixerol

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác