Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 kết nối tri thức cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

  • A. CCl$_{4}$.  
  • B. CaC$_{2}$. 
  • C. CaCO$_{3}$.  
  • D. NaCN.

Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn?

  • A. CH$_{4}$
  • B. C$_{2}$H$_{4}$
  • C. C$_{6}$H$_{6}$
  • D. CH$_{3}$COOH

Câu 3: Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức, mạch hở là

  • A. C$_{n}$H$_{2n}$O.            
  • B. C$_{n}$H$_{2n+2}$O.            
  • C. C$_{n}$H$_{2n-2}$O.            
  • D. C$_{n}$H$_{2n-4}$O.

Câu 4: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất sau theo chiều giảm dần: CH$_{3}$OH, H$_{2}$O, C$_{2}$H$_{5}$OH là:

  • A. H$_{2}$O, CH$_{3}$OH, C$_{2}$H$_{5}$OH.
  • B. CH$_{3}$OH, C$_{2}$H$_{5}$OH, H$_{2}$O.
  • C. CH$_{3}$OH, H$_{2}$O, C$_{2}$H$_{5}$OH.
  • D. H$_{2}$O, C$_{2}$H$_{5}$OH, CH$_{3}$OH.

Câu 5: Hợp chất (CH$_{3}$)$_{3}$COH có tên thay thế là

  • A. 1,1-dimethylethanol.
  • B. 2-methylpropane-2-ol.
  • C. trimethylmethanol.
  • D. butan-2-ol.

Câu 6: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A. NaHCO$_{3}$.
  • B. CH$_{3}$COOH.
  • C. KOH.
  • D. HCl.

Câu 7: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu có có lẫn methanol. Khi hấp thụ vào cơ thể, ban đầu methanol được chuyển hoá ở gan tạo thành chất nào sau đây?

  • A. C$_{2}$H$_{5}$OH.            
  • B. HCHO.            
  • C. CH$_{3}$CHO.            
  • D. CH$_{3}$COCH$_{3}$.

Câu 8: Phản ứng giữa CH$_{3}$CHO với NaBH$_{4}$ và với Cu(OH)$_{2}$ đun nóng chứng tỏ rằng CH$_{3}$CHO.

  • A. có tính oxi hoá.                                                          
  • B. có tính khử.
  • C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.                    
  • D. có tính acid.

Câu 9: Để phân biệt benzene và ethanol có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

  • A. Quỳ tím.
  • B. Na.
  • C. Cu(OH)$_{2}$.
  • D. Dung dịch Br$_{2}$.

Câu 10: Thuốc thử nào dưới đây có thể dùng để phân biệt các chất sau: benzene, toluene, styrene?

  • A. dung dịch KMnO$_{4}$ loãng, lạnh
  • B. dung dịch bromine
  • C. oxygen không khí
  • D. dung dịch KMnO$_{4}$, đun nóng

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon X bằng một lượng oxygen vừa đủ. Sản phẩm khí và hơi dẫn qua bình đựng H$_{2}$SO$_{4}$ đặc thì thể tích giảm một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng nào?

  • A. Alkane. 
  • B. Alkene.
  • C. Alkyne. 
  • D. Không xác định được.

Câu 12: Một thí nghiệm được mô tả như hình sau đây:

c

Chất lỏng thu được ở ống nghiệm B có mùi táo, có tên gọi là

  • A. ethyl formate.                                          
  • B. methyl propionate. 
  • C. ethyl propionate.                                      
  • D. propyl formate.

Câu 13: Cho dãy các chất sau: methanol, ethanol, ethylene glycol, glycerol, hexane-1,2-diol, pentane-1,3-diol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)$_{2}$ là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 14: Alkane X có phần trăm khối lượng carbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là

  • A. CH$_{4}$.   
  • B. C$_{3}$H$_{8}$. 
  • C. C$_{2}$H$_{6}$.
  • D. C$_{4}$H$_{10}$.

Câu 15: Cho các dẫn xuất halogen sau:

(1) C$_{2}$H$_{5}$F;            (2) C$_{2}$H$_{5}$Cl;         

(3) C$_{2}$H$_{5}$Br;          (4) C$_{2}$H$_{5}$I.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  • A. (1) > (2) > (3) > (4).                               
  • B. (1) > (4) > (2) > (3).
  • C. (4) > (2) > (1) > (3).
  • D. (4) > (3) > (2) > (1).                                   

Câu 16: Cho các thí nghiệm sau:

(1) cho ethanol tác dụng với Na kim loại.

(2) cho ethanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.

(3) cho glycerol tác dụng với Cu(OH)$_{2}$.

(4) cho etanol tác dụng với CH$_{3}$COOH có H$_{2}$ SO$_{4}$ đặc xúc tác.

Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH alcohol?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là

  • A. 2-methylbut-2-ene.                                
  • B. 3-methylbut-2-ene.
  • C. 3-methylbut-3-ene.                            
  • D. 2-methylbut-3-ene.

Câu 18: Để phân biệt ba hợp chất HCHO, CH$_{3}$CHO, CH$_{3}$COCH$_{3}$, một học sinh tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:

              Chất

Thuốc thử

1

2

3

Tollens

x

I$_{2}$/NaOH

x

(Ghi chú: √ : có phản ứng; x : không phản ứng)

Ba chất (1), (2), (3) lần lượt là

  • A. HCHO, CH$_{3}$CHO, CH$_{3}$COCH$_{3}$.                  
  • B. CH$_{3}$CHO, HCHO, CH$_{3}$COCH$_{3}$.
  • C. HCHO, CH$_{3}$COCH$_{3}$, CH$_{3}$CHO.                  
  • D. CH$_{3}$CHO, CH$_{3}$COCH$_{3}$, HCHO.

Câu 19: Tính lượng glucose cần lên men để sản xuất 200L cồn y tế 70°, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

  • A. 55,23 kg
  • B. 1 440 kg
  • C. 2 880 kg
  • D. 7 500 kg

Câu 20: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 50 mL dung dịch CH$_{3}$CHO 1M phản ứng với thuốc thử Tollens dư. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình. Loại bỏ hóa chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, khối lượng bình tăng m gam so với ban đầu. Tính m, biết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 75% và chỉ 60% lượng bạc tạo thành bám vào thành bình, phần còn lại ở dạng kết tủa bột màu đen.

  • A. 2,43 (g)
  • B. 4,86 (g)
  • C. 10,8 (g)
  • D. 13,5 (g)

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác