Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C–C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon

  • A. ngắn hơn.                                    
  • B. dài hơn.
  • C. không đổi.                                       
  • D. thay đổi.

Câu 2: Khi hoà tan vào nước, acetic acid

  • A. phân li hoàn toàn.                                  
  • B. phân li một phần.
  • C. không phân li.                                        
  • D. không tan trong nước.

Câu 3: Trong công nghiệp, quy trình curmen dùng để điều chế phenol và chất nào sau đây?

  • A. Methanal.            
  • B. Ethanal.             
  • C. Propanal.               
  • D. Propan-2-one.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A. Aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
  • B. Chỉ có ketone tham gia phản ứng tạo iodoform.
  • C. Acid và ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là C$_{n}$H$_{2n}$O$_{2}$.
  • D. Carboxylic acid làm đổi màu giấy quỳ.

Câu 5: Hợp chất nào sau đây có tên gọi là butanal?

  • A. CH$_{3}$CH$_{2}$COCH$_{3}$.                                   
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CHO.
  • C. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CHO.                                    
  • D. (CH$_{3}$)$_{2}$CHCHO.

Câu 6: Trong các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau đây, chất nào không thể là aldehyde?

  • A. C$_{3}$H$_{6}$O.              
  • B. C$_{4}$H$_{6}$O.              
  • C. C$_{4}$H$_{8}$O.              
  • D. C$_{4}$H$_{10}$O.

Câu 7: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch bromine?

  • A. Phenol.
  • B. Etylene.
  • C. Benzene.
  • D. Acetylene.

Câu 8: Khi cho buta-1,3-dien tác dụng với H$_{2}$ ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được

  • A. butane
  • B. isobutane
  • C. isobutylene
  • D. pentane

Câu 9: Phản ứng CH$_{3}$-CH=O + HCN → CH$_{3}$CH(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?

  • A. Phản ứng thế.                                                 
  • B. Phản ứng cộng.
  • C. Phản ứng tách.                                               
  • D. Phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 10: Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp HCl vào propene là

  • A. CH$_{3}$CHClCH$_{3}$.
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl.
  • C. CH$_{2}$ClCH$_{2}$CH$_{3}$.
  • D. ClCH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{3}$.

Câu 11: Ba chất A, B, C có nhiệt độ sôi được biểu thị như hình sau:

t

Các chất A, B, C lần lượt là

  • A. ethanol, acetaldehyde, acetic acid.           
  • B. acetaldehyde, ethanol, acetic acid.
  • C. acetaldehyde, acetic acid, ethanol.           
  • D. acetic acid, acetaldehyde, ethanol.

Câu 12: (CH$_{3}$)$_{2}$CHCH$_{2}$COOH có tên gọi theo danh pháp thay thế là

  • A. dimethylpropanoic acid.                         
  • B. 2-methylbutanoic acid.
  • C. 3-methylbutanoic acid.                           
  • D. pentanoic acid.

Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn m gam một hydrocarbon X mạch hở thì thu được 26,4 gam CO$_{2}$ và 10,8 gam nước. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

  • A. Arene.
  • B. Alkyne.
  • C. Alkane.
  • D. Alkene.

Câu 14: Alkane X có phần trăm khối lượng carbon bằng 75%. Công thức phân tử của X là

  • A. CH$_{4}$.   
  • B. C$_{3}$H$_{8}$. 
  • C. C$_{2}$H$_{6}$.
  • D. C$_{4}$H$_{10}$.

Câu 15: Cho 12 g C$_{3}$H$_{7}$OH tác dụng với Na vừa đủ thấy có V (l) khí thoát ra (ở đkc). Giá trị của V là bao nhiêu?

  • A. 1,2395 l
  • B. 2,479 l
  • C. 3,7185 l
  • D. 4,958 l

Câu 16: Có bốn chất lỏng có thể tích bằng nhau là ethanol, acetone, acetaldehyde, acetic acid. Tiến hành chưng cất hỗn hợp này, sau một thời gian, hàm lượng chất nào trong bình chưng cất còn lại lớn nhất?

  • A. Ethanol.               
  • B. Acetone.              
  • C. Acetaldehyde.              
  • D. Acetic acid.

Câu 17: Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO$_{3}$ đặc và H$_{2}$SO$_{4}$ đặc ở nhiệt độ ≤ 50 °C, tạo thành chất hữu cơ X.

Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

  • A. Tên của X là nitrobenzene.                       
  • B. X là chất lỏng, sánh như dầu.
  • C. X có màu vàng.                                     
  • D. X tan tốt trong nước.

Câu 18: Xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên; được dùng tạo vị ngọt cho kẹo cao su, là thực phẩm thân thiện với những người bị bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Thực nghiệm cho biết, công thức phân tử của xylitol là C$_{5}$H$_{12}$O$_{5}$, phân tử có mạch carbon không phân nhánh và 1,52 gam xylitol tác dụng với Na dư, tạo ra xấp xỉ 619,7 mL khí H$_{2}$ (đo ở điều kiện chuẩn 25 °C, 1 bar). Hãy xác định công thức cấu tạo của xylitol.

  • A. CH$_{3}$[CHOH]$_{3}$CH$_{2}$OH.
  • B. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{2}$CH$_{3}$.
  • C. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{2}$CH$_{2}$OH.
  • D. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{3}$CH$_{2}$OH.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phân tử alcohol có nhóm –OH.

(b) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử nước.

(c) Hợp chất C$_{6}$H$_{5}$OH là alcohol thơm, đơn chức.

(d) Nhiệt độ sôi của CH$_{3}$–CH$_{2}$CH$_{2}$OH cao hơn của CH$_{3}$–O–CH$_{2}$CH$_{3}$.

(e) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C$_{4}$H$_{10}$O.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2.                       
  • B. 3.                     
  • C. 4.                     
  • D. 5.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm hai acid no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng với Na$_{2}$CO$_{3}$, thu được 2,231 lít khí (đkc) và 16,2 g muối acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của acid có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X.

  • A. HCOOH
  • B. CH$_{3}$COOH
  • C. C$_{2}$H$_{5}$COOH
  • D. C$_{3}$H$_{7}$COOH

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác