Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

  • A. Phenol.                  
  • B. Ethanol.                  
  • C. Toluene.                 
  • D. Glycerol.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene.
  • B. Các chất trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
  • C. Những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
  • D. Dãy đồng đẳng của benzene có công thức tổng quát C$_{n}$H$_{2n-6}$ (n ≥ 6).

Câu 3: Alkane có CTPT C$_{5}$H$_{12}$ có bao nhiêu đồng phân?

  • A. 1.      
  • B. 2.
  • C. 3.      
  • D. 4.

Câu 4: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C$_{3}$H$_{8}$O và phổ hồng ngoại có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3 650 – 3 200 cm$^{-1}$ là

  • A. 2.                          
  • B. 3.                          
  • C. 4.                          
  • D. 1.

Câu 5: Dãy đồng đẳng nào sau đây tham gia phản ứng cộng với Br$_{2}$ theo tỉ lệ 1 : 1?

  • A. Alkyne.      
  • B. Alkene.
  • C. Alkane.      
  • D. Benzene.

Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau:

CH$_{4}$ → A → B → C → Cao su Buna

Công thức phân tử của B là:

  • A. C$_{4}$H$_{6}$.      
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH.
  • C. C$_{4}$H$_{4}$.      
  • D. C$_{4}$H$_{10}$. 

Câu 7: Cho các sơ đồ phản ứng:

$X+Y\rightarrow CH_{3}CHO;X+Z\rightarrow CH_{3}CH_{2}OH$

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

  • A. C$_{2}$H$_{2}$, H$_{2}$O, H$_{2}$.      
  • B. C$_{2}$H$_{2}$, O$_{2}$, H$_{2}$O.
  • C. C$_{2}$H$_{4}$, O$_{2}$, H$_{2}$O.      
  • D. C$_{2}$H$_{4}$, H$_{2}$O, CO.

Câu 8: Acetylene dễ cho phản ứng thế hơn ethylene vì lí do nào sau đây?

  • A. Vì phân tử acetylene không bền bằng ethylene.
  • B. Vì phân tử acetylene có 2 liên kết pi còn phân tử etilen chỉ có 1 liên kết pi.
  • C. Vì nguyên tử H bên cạnh liên kết ba trong phân tử acetylene linh động hơn nguyên tử hydro bên cạnh liên kết đôi trong phân tử ethylene.
  • D. Vì nguyên tử H trong acetylene ít linh động hơn nguyên tử hydro trong ethylene.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Toluene (C$_{6}$H$_{5}$CH$_{3}$) không tác dụng được với nước bromine, dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
  • B. Styrene (C$_{6}$H$_{5}$CH=CH$_{2}$) tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
  • C. Ethylbenzene (C$_{6}$H$_{5}$CH$_{2}$CH$_{3}$) không tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
  • D. Naphthalene (C$_{10}$H$_{8}$) tác dụng được với nước bromine, làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

Câu 10: Để phân biệt but-2-yne (CH$_{3}$C☰CCH$_{2}$) với but-1-yne (CH☰CCH$_{2}$CH$_{3}$) có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A. Dung dịch HCl.                                         
  • B. Dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$.
  • C. Nước bromine.                                          
  • D. Dung dịch KMnO$_{4}$.

Câu 11: Hỗn hợp gồm C$_{2}$H$_{2}$, C$_{3}$H$_{6}$, C$_{3}$H$_{8}$ để thu được C$_{3}$H$_{8}$ tinh khiết người ta cho hỗn hợp lội chậm qua:

  • A. dd NaOH.
  • B. dd KMnO$_{4}$.
  • C. dd AgNO$_{3}$/ NH$_{3}$.
  • D. Br$_{2}$ nguyên chất.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm ethylene và acetylene. Để tách riêng từng hóa chất trong X dùng cặp hóa chất là:

  • A. dd Br$_{2}$, H$_{2}$.
  • B. dd AgNO$_{3}$/ dd NH$_{3}$, dd HCl.
  • C. dd KMnO$_{4}$, HCl.
  • D. O$_{2}$, AgNO$_{3}$/ dd NH$_{3}$.

Câu 13: Trong những phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether.

(b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

(c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

(d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các chất hữu cơ.

(e) Do liên kết C−X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hoá học.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Thực hiện phản ứng tách HCl từ dẫn xuất CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Cl thu được alkene X. Đem alkene X cộng hợp bromine thu được sản phẩm chính nào sau đây?

  • A. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$Bг.                           
  • B. CH$_{3}$CHBrCH3.
  • C. CH$_{3}$CH$_{2}$CHBг$_{2}$.                            
  • D. CH$_{3}$CHBrCH$_{2}$Br.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 alkane thu được 9,45g H$_{2}$O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)$_{2}$ dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

  • A. 37,5g.      
  • B. 52,5g.
  • C. 15g.      
  • D. 42,5g.

Câu 16: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch KMnO$_{4}$/H$_{2}$SO$_{4}$ tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức?

  • A. C$_{6}$H$_{5}$CH$_{3}$.                                                                    
  • B. m- CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$CH$_{3}$.
  • C. o-CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$CH$_{3}$.                                                         
  • D. p- CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$CH$_{3}$.

Câu 17: Cho nhiệt đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane lần lượt là 1 570 kJ mol$^{-1}$; 2 220 kJ mol$^{-1}$; 2 875 kJ mol$^{-1}$ và 3 536 kJ mol$^{-1}$. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được lượng nhiệt lớn nhất?

  • A. Ethane.                 
  • B. Propane.                
  • C. Pentane.                 
  • D. Butane.

Câu 18: Cho 0,4958 lít hỗn hợp khí gồm methane và ethylene đi qua dung dịch bromine dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 0,12395 lít khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở đkc, thành phần % thể tích khí methane có trong hỗn hợp là

  • A. 25%.      
  • B. 50%.
  • C. 60%.      
  • D. 37,5%.

Câu 19: Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu? Biết tỉ lệ phát thải của máy photocopy là 220 µg/h.

  • A. 7,92 g
  • B. 792 pg
  • C. 792 g
  • D. 2460 g

Câu 20: Xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên; được dùng tạo vị ngọt cho kẹo cao su, là thực phẩm thân thiện với những người bị bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Thực nghiệm cho biết, công thức phân tử của xylitol là C$_{5}$H$_{12}$O$_{5}$, phân tử có mạch carbon không phân nhánh và 1,52 gam xylitol tác dụng với Na dư, tạo ra xấp xỉ 619,7 mL khí H$_{2}$ (đo ở điều kiện chuẩn 25 °C, 1 bar). Hãy xác định công thức cấu tạo của xylitol.

  • A. CH$_{3}$[CHOH]$_{3}$CH$_{2}$OH.
  • B. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{2}$CH$_{3}$.
  • C. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{2}$CH$_{2}$OH.
  • D. CH$_{2}$OH[CHOH]$_{3}$CH$_{2}$OH.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác