Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 4 nitrogen

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 4 nitrogen - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nitrogen là

  • A. 2s22p5.                        
  • B. 2s22p3.                         
  • C. 2s22p2.                         
  • D. 2s22p4.

Câu 2: Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?

  • A. -3, +3, +5.                          
  • B. -3, 0, +3, +5.
  • C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.             
  • D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường?

  • A. Mg.                              
  • B. O2.                                          
  • C. Na.                               
  • D. Li.

Câu 4: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do 

  • A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
  • B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. 
  • C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền.
  • D. phân tử nitrogen không phân cực.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitrogen bằng phương pháp dời nước vì

  • A. N2 nhẹ hơn không khí.
  • B. N2 rất ít tan trong nước.
  • C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.                        
  • D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp. 

Câu 6: Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ?

  • A. H2.   
  • B. O2.   
  • C. Mg.   
  • D. Al.

Câu 7: Có thể thu được nitrogen từ phản ứng nào sau đây ?

  • A. Đun nóng dung dịch bão hòa sodium nitrite với Ammonium Cloride.
  • B. Nhiệt phân muối Silver nitrate.
  • C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
  • D. Cho muối Ammonium nitrate vào dung dịch kiềm.

Câu 8: Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

  • A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
  • B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
  • C. Dùng phosphorus để đốt cháy hết oxygen không khí.
  • D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng

Câu 9: Hiệu suất của phản ứng giữa Nvà H2 tạo thành NH3 tăng nếu

  • A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
  • B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
  • C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
  • D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

Câu 10: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen?

(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);

(b) Cấu tạo phân tử nitrogen là

(c) Tan nhiều trong nước;

(d) Nặng hơn oxi;

(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử.

  • A. (a), (c), (d).                  
  • B. (a), (b).                         
  • C. (c), (d), (e).                  
  • D. (b), (c), (e).

Câu 11: Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử ?

  • A. N2 + 3H2 → 2NH3
  • B. N2 + 6Li → 2Li3N
  • C. N2 + O2 → 2NO
  • D. N2 + 3Mg → Mg3N2

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?

  • A. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp.
  • B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
  • C. Sản xuất Nitric acid.
  • D. Sản xuất phân lân.

Câu 13: Khí nitrogen có thể được tạo thành bằng phản ứng hoá học nào sau đây ?

  • A. Nhiệt phân NH4NO2
  • B. Nhiệt phân AgNO3
  • C. Nhiệt phân NH4NO3
  • D. Đốt cháy NH3 trong oxi khi có mặt chất xúc tác Pt

Câu 14: Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là

  • A. 37,5%.   
  • B. 25,0%.   
  • C. 50%.   
  • D. 75%.

Câu 15: Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

  • A. Li, CuO và O2
  • B. Al, H2 và Mg
  • C. NaOH, H2 và Cl2
  • D. HI, O3 và Mg

Câu 16: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :

  • A. 1.278         
  • B. 3,125
  • C. 4.125          
  • D. 6,75

Câu 17: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí

  • A. CO                               
  • B. NO.                              
  • C. SO2.                             
  • D. CO2.

Câu 18: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ

  • A. Ammonia.                      
  • B. Nitric acid.                     
  • C. không khí.                    
  • D. Ammonium nitrate.

Câu 19: Vị trí của nitrogen (N) trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

  • A. ô 14, chu kỳ 2, nhóm VA.
  • B. ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
  • C. ô 7, chu kỳ 2, nhóm VA. 
  • D. ô 7, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Câu 20: Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 40 gam NH4NO2 là

  • A. 22,4 lít 
  • B. 44,8 lít
  • C. 14 lít
  • D. 4,48 lít

Câu 21: Nitrogen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?

  • A. Li, Mg, Al.                   
  • B. H2, O2.                        
  • C. Li, H2, Al.                    
  • D. O2, Ca, Mg.

Câu 22: X là một oxide của nitrogen, trong đó O chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của X là

  • A. NO.                              
  • B. NO2.                            
  • C. N2O.
  • D. N2O5.

 

Câu 23: Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là:

  • A. 75%                             
  • B. 56,25%              
  • C. 75,8%                          
  • D. 50%

Câu 24: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

  • A. Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 electron.
  • B. Số hiệu của nguyên tử nitrogen bằng 7.
  • C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitrogen có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
  • D. Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen là 1s22s22p3 và nitrogen là nguyên tố p.

Câu 25: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Hình 3: Thu khí N2, H2 vàNH3 .                               
  • B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.
  • C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và He.                            
  • D. Hình 1: Thu khí H2, He và HCl.

Câu 26: Cho cân bằng hoá học:  N2 + 3H⇌ 2NH3 Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

  • A. thay đổi áp suất của hệ.                                           
  • B. thay đổi nồng độ N2.
  • C. thay đổi nhiệt độ.                                                    
  • D. thêm chất xúc tác Fe.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác