Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 11 Kết nối bài 17 Arene (Hydrocarbon thơm)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 17 Arene (Hydrocarbon thơm) - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi lần lượt là:

  • A. phenyl và benzyl.         
  • B. vinyl và allyl.     
  • C. allyl và Vinyl.                 
  • D. benzyl và phenyl.

Câu 2: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ chất nào?

  • A. benzene.                        
  • B. metylbenzene.             
  • C. vinylbenzene.              
  • D. p-xylene.

Câu 3: Khi trên vòng benzene có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X  là những nhóm thế nào?

  • A. -CnH2n+1, -OH, -NH2.
  • B. -OCH3, -NH2, -NO2.
  • C. -CH3, -NH2, -COOH            
  • D. -NO2, -COOH, -SO3H.

Câu 4: Lượngchlorobenzene thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là

  • A. 14 gam.        
  • B. 16 gam.       
  • C. 18 gam.       
  • D. 20 gam.

Câu 5: Cho dãy các chất: cumene, styrene, isoprene, ethyne, benzene. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brommine là

  • A. 5.            
  • B. 4.        
  • C. 2.             
  • D. 3.

Câu 6: Chất X tác dụng với benzene (xt, t0) tạo thành ethylbenzene. Chất X là

  • A. CH4.         
  • B. C2H2.   
  • C. C2H4.      
  • D. C2H6.

Câu 7: Xét phản ứng: C6H5CH3+ KMnO4 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5COOK+ MnO2↓+KOH+H2O .

Tổng hệ số các chất trong phương trình trên là

  • A. 10.      
  • B. 9.            
  • C. 12.      
  • D. 8.

Câu 8: Cho các chất sau: methane (1); ethylene (2); ethyne (3); benzene (4); styrene (5); toluene (6). Các chất có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thích hợp là:

  • A. 2, 3, 5, 6.       
  • B. 3, 4, 5, 6.         
  • C. 2, 3, 4, 5.      
  • D. 1, 3, 4, 5, 6.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các arene đều là những chất có mùi.
  • B. Các arene đều là những chất gây hại cho sức khỏe.
  • C. Do có nhiều liên kết đôi trong phân tử nên benzene cũng thuộc nhóm alkene.
  • D. Benzene và toluene thường dùng làm dung môi hữu cơ. 

Câu 10: Toluene không phản ứng với chất nào sau đây?

  • A. Dung dịch Br2.            
  • B. KMnO4/t0.                 
  • C. HNO3/H2SO4 đặc.    
  • D. H2/Ni, t0.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Khi cho benzene hoặc alkylbenzene tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đậm đặc thì xảy ra phản ứng thế nitro vào vòng benzene.
  • B. Phản ứng thế nitro không tuân theo các quy tắc thế ở vòng benzene.
  • C. Đun nóng m-nitrotoluene với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đậm đặc (tỉ lệ mol 1:1) thì tạo ra sản phẩm thế m-dinitrobenzene. 
  • D. Toluene tham gia phản ứng thế nitro dễ dàng hơn benzene.

Câu 12: Nếu phân biệt các hydrocarbon thơm: benzene, toluene và styrene chỉ bằng một thuốc thử thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

  • A. dung dịch KMnO4.                 
  • B. dung dịch Br2.
  • C. dung dịch HCl.          
  • D. dung dịch NaOH.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

  (a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là alkene.

  (b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có carbon.

  (c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

  (d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

  (e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định

  (g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzene trong phân tử

  Số phát biểu đúng là       

  • A. 4                                
  • B. 3                                 
  • C. 2                                
  • D. 5

Câu 14: Tiến hành thí nghiệm cho nitro benzene tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy:

  • A. Không có phản ứng xảy ra.                                                                         
  • B. Phản ứng dễ hơn benzene, ưu tiên vị trí meta.
  • C. Phản ứng khó hơn benzene, ưu tiên vị trí meta. 
  • D. Phản ứng khó hơn benzene, ưu tiên vị trí ortho.

Câu 15: Số hydrocarbon là đồng phân cấu tạo của nhau, chứa vòng benzene, có cùng công thức phân tử C8H10

  • A. 4.   
  • B. 2.   
  • C. 5.   
  • D. 3.    

Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng: 1 mol Toluene +  1 mol Cl$\overset{as}{\rightarrow}$ A + HCl. A là

  • A. C6H5CH2Cl.                 
  • B.  p-ClC6H4CH3.          
  • C. o-ClC6H4CH3.           
  • D. m-ClC6H4CH3.

Câu 17: Cho 13 gam hỗn hợp gồm benzene và styrene làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brommine. Tỉ lệ mol benzene và styrene trong hỗn hợp ban đầu là

  • A. 1: 1.         
  • B. 1: 2.       
  • C. 2: 1.         
  • D. 2: 3.

Câu 18: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzene A, B thu được H2O và  30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B  lần lượt là:

  • A. C6H6 ; C7H8.               
  • B. C8H10 ; C9H12.          
  • C. C7H8 ; C9H12.           
  • D. C9H12 ; C10H14

Câu 19: CH3)2CHC6H5 có tên gọi là

  • A. propylbenzene.
  • B. n-propylbenzene.
  • C. iso-propylbenzene.
  • D. dimethylbenzene.

Câu 20: Đốt cháy hỗn hợp X gồm ba chất thuộc dãy đồng đẳng benzene cần dùng V lít không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 ở đkc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi, thu được 3,0 gam kết tủa, khối lượng dung dịch tăng 12,012 gam. Đun nóng dung dịch, thu được thêm 12,0 gam kết tủa nữa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

  • A. 44,25015 lít.                  
  • B. 8,85003 lít.                  
  • C. 29,37615 lít.                
  • D. 5,87523 lít.

Câu 21: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylene (1,2-dimethylbenzene) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng? Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A. 0,12 lít.        
  • B. 0,24 lít.   
  • C. 0,576 lít.     
  • D. 0,48 lít.

Câu 22: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzene?

  • A. C8H10.                         
  • B.  C6H8.                        
  • C. C8H8.                        
  • D. C9H12

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp benzene và toluene được 0,65 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của benzene là

  • A. 40%.                            
  • B. 25%.                          
  • C. 50%.                          
  • D. 35%.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam một alkylbenzene (X) thu được 0,35 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị m và công thức phân tử của X lần lượt là:

  • A. 4,6 và C8H8
  • B. 4,6 và C7H8.    
  • C. 4,4 và C8H8.    
  • D. 4,4 và C7H8.

Câu 25: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với brommine theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột iron) là

  • A. o-bromtoluene và p-bromtoluene
  • B. benzyl bromide
  • C. p-bromtoluene và m-bromtoluene
  • D. o-bromtoluene và m-bromtoluene

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác