Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 21 Phenol

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 21 Phenol - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là 

  • A. Phenol
  • B. m-crezol
  • C. o-crezol
  • D. p-crezol

Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol phenol và 0,3 mol ethylene glycol tác dụng với lượng dư potassium thu được V lít H2 ở đkc.Giá trị của V là?

  • A. 9,9160
  • B. 12,3950
  • C. 6,1975
  • D. 8,6765

Câu 3: Ảnh hưởng của nhóm OH đến vòng benzene được chứng minh bởi phản ứng nào?

  • A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH 
  • B. Phản ứng của phenol với nước Bromine
  • C. Phản ứng của phenol với Sodium
  • D. Phản ứng của phenol với formic aldehyde.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol 
  • B. Phenol có tính acid yếu hơn ethanol
  • C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH
  • D. Phenol không có tính acid.

Câu 5: Cho 15,4 gam hỗn hợp o-crezol và ethanol tác dụng với Na dư thu được m gam muối và 2,479 lít khí H2. Giá trị của m là

  • A. 19,8
  • B. 18,9
  • C. 17,5
  • D. 15,7 

Câu 6: Hãy chọn phát biểu sai:

  • A. Phenol có tính acid yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
  • B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.
  • C. Khác với benzene, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.
  • D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Câu 7: Có bao nhiêu hợp chất thơm X có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:2. Số công thức cấu tạo X là

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Để phân biệt dung dịch phenol và benzyl alcohol ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: Na (1), NaOH (2), dung dịch nước Br(3).

  • A. Chỉ có (1)
  • B. (2) và (3)
  • C.  Chỉ có (2)
  • D. Chỉ có (3)

Câu 9: Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử H (trái sang phải) trong nhóm OH của 3 hợp chất: C6H5OH (1), ethanol (2), 2-nitro phenol (3)

  • A. (1) < (2) < (3)
  • B. (2) < (1) < (3)
  • C. (3) < (2) < (1)
  • D. (2) < (3) < (1)

Câu 10: 0,54 gam 1 đồng đẳng của phenol phản ứng vừa đủ với 10ml NaOH 0,5M. Công thức phân tử của chất ban đầu là :

  • A. C7H8O
  • B. C7H8O2
  • C. C8H10O
  • D. C8H10O2

Câu 11: C6H5Cl $\overset{NaOH}{\rightarrow}$ X$\overset{+(CO2+H2O)}{\rightarrow}$ Y$\overset{dd Br2}{\rightarrow}$Z. Tên gọi của hợp chất Z là:

  • A. 1,3,5-tribromphenol
  • B. 2,4,6-tribromphenol
  • C. 3,5-dibromphenol
  • D. phenolbromide  

Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và rượu etylic tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Cho m/10 gam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của rượu và phenol là:

  • A. 0,1 và 0,1
  • B. 0,2 và 0,2
  • C. 0,2 và 0,1
  • D. 0,18 và 0,06

Câu 13: X là hỗn hợp gồm C6H5OH (phenol) và ancol đơn chức A. Cho 25,4 gam X tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít H(đktc). Công thức phân tử của A là?

  • A. C2H5OH
  • B. C3H7OH
  • C. C4H9OH
  • D. CH3OH

Câu 14: Đốt cháy 0,05 mol X dẫn xuất benzen 15,4 gam CO2. Biết 1 mol X phản ứng vừa đủ 1 mol NaOH hay 2 mol Na. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4 
  • D. 5

Câu 15: X là 1 ankyl para phenol. Cho 0,1 mol X tác dụng với brom thấy tạo ra 28 gam kết tủa. Phân tử khối của X là

  • A. 122
  • B. 136
  • C. 108
  • D. 94  

Câu 16: Một hợp chất hữu cơ X có M<110. Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam X thu được 61,6 gam CO2 và 14,4 gam H2O. X là?

  • A. C7H8O2
  • B. C7H8O
  • C. C6H6O2
  • D. C6H6O2

Câu 17: Một hỗn hợp phenol và rượu thơm X đơn chức. Lấy 20,2 gam hỗn hợp này tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng 20,2 gam hỗn hợp này phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức phân tử của X là

  • A. C7H8O
  • B. C4H8O
  • C. C6H6O
  • D. C6H6O2

Câu 18: Hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng là 21:2:4 . Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử của X. Biết X tác dụng với cả Na và NaOH. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: A là hợp chất hữu cơ CxHyOz được 0,1 mol A cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi thu được 30 gam kết tủa. Đun nóng dụng dịch thu được tiếp 20 gam kết tủa. A vừa tác dụng với Na và NaOH. Biết 1 mol A tác dụng hết với Na thu được 0,5 mol khí H2. Cho A tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ 1:3 .Tên gọi cả A là

  • A. p-crezol
  • B. o-crezol
  • C. m-crezol
  • D. cả A,B,C

Câu 20: Vì sao phenol có lực axit mạnh hơn ancol và phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen ?

  • A. Do phenol có phân tử khối lớn hơn                    
  • B. Do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH
  • C. Do liên kết hidro                                                
  • D. Cả A và C

Câu 21: Hợp chất nào dưới đây không thể là hợp chất phenol?

  • A. C6H5OH
  • B. C6H5CH2OH 
  • C. C6H4(CH3)OH 
  • D. HO-C6H4-OH

Câu 22: Để sơ cứu cho người bị bỏng phenol người ta sử dụng hóa chất nào sau đây?

  • A. Glixerol 
  • B. NaOH đậm đặc
  • C. H2SO4    
  • D. NaCl

Câu 23: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- và ảnh hưởng của gốc C6H5-   đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

  • A. dung dịch NaOH, dung dịch  Br2   
  • B. Na kim loại, dung dịch NaOH        
  • C. nước Br2, dung dịch NaOH  
  • D. dung dịch NaOH,  Na kim loại

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh

(2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

(3) Phenol có tính chất axit và dung dịch của phenol làm đổi màu quì tím thành đỏ.

(4) Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH.

(5) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.

(6) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc, thuốc nổ TNT.

Số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 4 
  • C. 3  
  • D. 2

Câu 25: Khả năng thế vào vòng benzen giảm theo thứ tự là 

  • A. phenol > benzen > nitrobenzen
  • B. phenol > nitrobenzen > benzen
  • C. nitrobenzen > phenol > benzen
  • D. benzen > phenol > nitrobenzen

Câu 26: Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất phản ứng được với Na, NaOH và không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là

  • A. 4, 3, 1
  • B. 4, 4, 0
  • C. 3, 3, 1
  • D. 4, 3, 0
  • Câu 27: Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch NaOH; HCl; Br2; HNO3; CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
  • A. 4
  • B. 2 
  • C. 1  
  • D. 3

Câu 28: Để nhận biết các chất etanol, propenol, etilenglicol, phenol có thể dùng các cặp chất

  • A. KMnO4 và Cu(OH)2 
  • B.  NaOH và Cu(OH)2
  • C. Nước Br2 và Cu(OH)2
  • D. Nước Br2 và NaOH

Câu 29: Phản ứng hóa học:

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5– là gốc phenyl) chứng tỏ:

  • A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
  • B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
  • C. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic 
  • D. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic

Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C6H6+Br2−−→Fe,toXNaOH,to−−−−→Y+HCl−−→ZC6H6→Fe,to+Br2X→NaOH,toY→+HClZ

Các chất X, Y, Z lần lượt là

  • A. C6H5Br , C6H5OH , C6H5Cl   
  • B. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5OH
  • C. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5Cl 
  • D. C6H5Br , C6H5OH , HOC6H2(Cl)3.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác