Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 11 Kết nối bài 16 Hydrocarbon không no

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 16 Hydrocarbon không no - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A. CH2=CH-CH=CH2                 
  • B. CH3-CH=CH-CH=CH2
  • C. CH3-CH=C(CH3)2                
  • D. CH2=CH-CH2-CH3

Câu 2: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

  • A. Acetylene.
  • B. Propilen.
  • C. Ethylene.
  • D. Methane.

Câu 3: Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu

  • A. vàng nhạt.                    
  • B. trẳng.                         
  • C. đen.                         
  • D. xanh.

Câu 4: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của ethylene là

  • A. C2H4.                         
  • B. C2H6.                         
  • C. CH4.                        
  • D. C2H2.

Câu 5: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6

  • A. 2.                               
  • B. 5.                                
  • C. 4.                             
  • D. 3.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một alkane X và một alkyne Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là:

  • A. 75% và 25%.             
  • B. 20% và 80%.             
  • C. 35% và 65%.           
  • D. 50% và 50%.

Câu 7: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2 bị mất màu.

Chất X là

  • A. CaC2.                           
  • B. Na.                             
  • C. Al4C3.                     
  • D. CaO.

Câu 8: Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

  • A. CnH2n+2 (n ≥ 1).     
  • B. CnH2n (n ≥ 2).         
  • C. CnH2n-2 (n ≥ 2).      
  • D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 9: Ba hydrocarbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là

  • A. 30.
  • B. 10.
  • C. 40.
  • D. 20

Câu 10: Hydrogen hóa hoàn toàn 5,6 gam alkene A tạo ra 5,8 gam alkane. Công thức phân tử của A là

  • A. C4H10.                         
  • B. C5H12.                       
  • C. C4H8.                      
  • D. C5H10.

Câu 11: Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là :

  • A. (–CH2=CH2–)n.    
  • B. (–CH2–CH2–)n.
  • C. (–CH=CH–)n.    
  • D. (–CH3–CH3–)n

Câu 12: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brommine (dư) thì còn lại 0,4958 lít hỗn hợp khí Z (ở đkc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brommine tăng là

  • A. 1,04 gam.    
  • B. 1,64 gam.   
  • C. 1,20 gam.      
  • D. 1,32 gam.

Câu 13: Hỗn hợp Z gồm H2 và C3H6 có tỉ khối hơi so với H2 là 11. Dẫn 4,958 lít khí Z (đkc) qua bột Ni/to thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 13. Số mol hỗn hợp khí T là

  • A. 0,17.          
  • B. 0,24.          
  • C. 0,34.          
  • D. 0,085

Câu 14: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propane, propene và propyne. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

  • A. 16,80 gam.                   
  • B. 20,40 gam.                 
  • C. 18,96 gam.              
  • D. 18,60 gam.

Câu 15: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

  • A. benzene.
  • B. ethylene.
  • C. methane.
  • D. butane.

Câu 16: Hỗn hợp khí X gồm ethylene và propyne. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là

  • A. 0,32.                        
  • B. 0,34.                           
  • C. 0,46.                        
  • D. 0,22.

Câu 17: Dẫn một lượng propyne qua bình đựng lượng dư AgNO3 trong NH3 thì thấy khối lượng bình tăng thêm 4,0 gam. Lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng là

  • A. 21,6 gam.                     
  • B. 14,7 gam.                   
  • C. 25,4 gam.                
  • D. 10,8 gam.

Câu 18: Chất X có công thức: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là

  • A. 3-methylbut-1-yne.
  • B. 3-methylbut-1-ene.
  • C. 2-methylbut-3-ene.
  • D. 2-methylbut-3-yne.

Câu 19: Alkene nào sau đây có tính đối xứng qua liên kết đôi?

  • A. CH3−CH=CH2.           
  • B. CH3−CH=C(CH3)2.  
  • C. CH2=CH2.              
  • D. CH2=C(CH3)2.

Câu 20: Theo quy tắc Mác-cốp-nhi-cốp, trong phản ứng cộng nước hoặc acid (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C của alkene thì H sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon có đặc điểm nào?

  • A. nguyên tử carbon liên kết với nhóm methyl. 
  • B. nguyên tử carbon liên kết với nhiều nguyên tử hydrogen hơn.
  • C. nguyên tử carbon liên kết với ít nguyên tử hydrogen hơn.
  • D. nguyên tử carbon liên kết với nhiều nguyên tử carbon khác hơn. 

Câu 21: Cho 2 ống nghiệm đều chứng dung dịch KMnO4 loãng. Nhỏ vào ống thứ nhất vài giọt hexane, nhỏ vào ống thứ hai vài giọt hexene thì quan sát thấy hiện tượng:

  • A. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều nhạt màu.
  • B. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ nhất nhạt màu, ống thứ hai không đổi màu.
  • C. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ hai nhạt màu, ống thứ nhất không đổi màu.
  • D. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều không đổi màu.

Câu 22: Hydrate hóa 2 alkene chỉ tạo thành 2 alcohol. Hai alkene đó là

  • A. ethene và but-2-ene.
  • B. 2-methylpropene và but-1-ene.
  • C. propene và but-2-ene.
  • D. ethene và but-1-ene.

Câu 23: Cho 4,115 lít khí hydrocarbon X (đkc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  • A. C4H4.       
  • B. C3H4.         
  • C. C4H6.       
  • D. C2H2.

Câu 24: Cho hợp chất sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :

  • A. 2-methylpent-3-yne.
  • B. 2-methylpent-3-yne.
  • C. 4-methylpent-2-yne.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 25: Alkyne nào sau đây không có nguyên tử hydrogen linh động?

  • A. ethyne.
  • B. but-2-yne.
  • C. pent-1-yne.
  • D. propyne.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác