Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là đúng?

  • A. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại. 
  • B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
  • C. Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch.
  • D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.

Câu 2: Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?

  • A. C và H.
  • B. C, H và O.
  • C. C, H và N.
  • D. C, H, O và N.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

  • A. 2KClO$_{3}$ → 2KCl + 3O$_{2}$.
  • B. 2H$_{2}$ + O$_{2}$ ⟶ 2H$_{2}$O. 
  • C. N$_{2}$ + 3H$_{2}$ ⇌ 2NH$_{3}$.
  • D. Fe + 2HCl → FeCl$_{2}$ + H$_{2}$.

Câu 4: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

  • A. O$_{2}$.
  • B. N$_{2}$.
  • C. CO$_{2}$.
  • D. NO.

Câu 5: Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,01M thì pH và [OH−]của dung dịch này là

  • A. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-10}$ M.
  • B. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-11}$ M.
  • C. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-12}$ M.
  • D. pH = 10$^{-2}$; [OH$^{-}$] = 10$^{-11}$ M.

Câu 6: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

  • A. MgCl$_{2}$.
  • B. HClO$_{3}$.
  • C. Ba(OH) $_{2}$.
  • D. C$_{6}$H$_{12}$O$_{6}$ (glucose).

Câu 7: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là

  • A. rửa với nước lạnh nhiều lần.
  • B. trung hoà acid bằng NaHCO$_{3}$.
  • C. băng bó tạm thời vết bỏng.
  •  D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 8: Phương pháp chưng cất thường được dùng để tách riêng từng chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  • A. Nước và dầu ăn.
  • B. Bột mì và nước.
  • C. Cát và nước.
  • D. Nước và rượu.

Câu 9: Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là

  • A. NH$_{3}$.
  • B. CO$_{2}$.
  • C. SO$_{2}$.
  • D. O$_{3}$.

Câu 10: Chất nào sau đây được dùng để bổ sung khoáng chất cho phân bón, thức ăn gia súc …?

  • A. BaSO$_{4}$.
  • B. CaSO$_{4}$.
  • C. MgSO$_{4}$.
  • D. (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 11: Thành phần chính của quặng galena là

  • A. PbS.
  • B. FeS$_{2}$.
  • C. CaSO$_{4}$.
  • D. BaSO$_{4}$.

Câu 12: Cho phản ứng sau: 2C(s) + O$_{2}$ (g) ⇌ 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng K$_{C}$  của phản ứng là

  • A. $K_{C}=\frac{[CO]^{2}}{[C] ^{2}.[O_{2}]}$
  • B. $K_{C}=\frac{[CO]^{2}}{[O_{2}]}$
  • C. $K_{C}=\frac{[C]^{2}.[O_{2}]}{[CO]^{2}}$
  • D. $K_{C}=\frac{[O_{2}]}{[CO]^{2}}$

Câu 13: Cho kim loại sắt tác dụng với acid H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

  • A. khí oxygen.
  • B. khí hydrogen.
  • C. khí carbonic.
  • D. khí sulfur dioxide.

Câu 14: Cho phản ứng thuận nghịch sau:

$CO_{3}^{2-}+H_{2}O\rightleftharpoons HCO_{3}^{-}+OH^{-}$

Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry là

  • A. $CO_{3}^{2-}$
  • B. $H_{2}O$
  • C. $HCO_{3}^{-}$
  • D. $ OH^{-}$

Câu 15: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

c

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

  • A. 45.
  • B. 60.
  • C. 43.
  • D. 15.

Câu 16: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?

  • A. Dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc.
  • B. P$_{2}$O$_{5}$ khan.
  • C. MgO khan.
  • D. CaO khan.

Câu 17: Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?

  • A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật.
  • B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.
  • C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau.
  • D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau.

Câu 18: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau:

Học sinh tham khảo

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết. 
  • B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
  • C. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
  • D. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.

Câu 19: Một hợp chất hữu cơ A chứa 32% C, 4% H và 64% O về khối lượng. Biết một phân tử A có 6 nguyên tử oxygen, công thức phân tử của A là

  • A. C$_{2}$H$_{3}$O$_{3}$.                 
  • B. C$_{4}$H$_{6}$O$_{6}$.                 
  • C. C$_{6}$H$_{12}$O$_{6}$.                 
  • D. C$_{6}$H$_{4}$O$_{6}$.

Câu 20: Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Hãy xác định công thức thực nghiệm của Atabrine.

  • A. C$_{20}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl
  • B. C$_{23}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl$_{2}$
  • C. C$_{23}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl
  • D. C$_{23}$H$_{31}$ON$_{3}$Cl

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác