Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 8 Sulfuric acid và muối sulfate

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 8 Sulfuric acid và muối sulfate - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

  • A. Rót nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước.
  • B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.
  • C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
  • D. Rót nhanh nước vào H2SO4 đặc, đun nóng. 

Câu 2: Oleum có công thức tổng quát là

  • A. H2SO4.nSO2.          
  • B.H2SO4.nH2O.        
  • C. H2SO4.nSO3.     
  • D.H2SO4 đặc.

Câu 3: Sulfuric acid loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

  • A. Fe2(SO4)3 và H2.    
  • B. FeSO4 và H2.        
  • C. FeSO4 và SO2.   
  • D. Fe2(SO4)3 và SO2.

Câu 4: Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

  • A. Khí oxygen.                   
  • B. Khí hydrogen.              
  • C. Khí carbonic.     
  • D. Khí sulfur dioxide.

Câu 5: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của sucrose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

  • A. H2S và CO2.            
  • B. H2S và SO2.          
  • C. SO3 và CO2.       
  • D. SO2 và CO2.

Câu 6: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

  • A. Cu, Na.                   
  • B. Ag, Zn.                 
  • C. Mg, Al.
  • D. Au, Pt.

Câu 7: Dãy chất nào sau đây bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?

  • A. Mg, Cu, Ag.                
  • B. Ca, Ag, Mg.          
  • C. Cu, Zn, Mg.       
  • D. Al, Fe, Cr.

Câu 8: Nhóm gồm tất cả các kim loại tan trong dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A. Hg, Ag, Cu.            
  • B. Al, Fe, Cr.             
  • C. Ag, Fe, Pt.          
  • D. Al, Cu, Au.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A. 2Al +3H2SO4  → Al2(SO4)3 +3H2.               
  • B. 2Fe + 3H2SO4 →  Fe2(SO4)3 + 3H2.
  • C. Fe + H2SO4 → FeSO+ H2.                          
  • D. Pb + H2SO4→ PbSO+ H2.

Câu 10: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là

  • A. 1.                                  
  • B. 2.                           
  • C. 3.                        
  • D. 4.

Câu 11: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 →  FeSO4 + 2H2O.

(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

(d) 6H2SO4 + 2Fe b  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. (d).                          
  • B. (a).                         
  • C. (c).                      
  • D. (b).

Câu 12: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

  • A. 4.                             
  • B. 5.                           
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 13: Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)3. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là

  • A. 9.                             
  • B. 8.                           
  • C. 6.                        
  • D. 7.

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp kim loại Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 50,3 muối sulfate khan. Giá trị của V là

  • A. 3,7185.                        
  • B. 6,1975.                        
  • C. 7,4370.                   
  • D. 9,9160.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,2395 lít H2 (đkc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

  • A. 4,83 gam.                
  • B. 5,83 gam.              
  • C. 7,33 gam.           
  • D. 7,23 gam.

Câu 16: Sau khi hoà tan 8,36 gam oleum X vào nước được dung dịch Y, để trung hoà dung dịch Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là

  • A. H2SO4.10SO3.             
  • B. H2SO4.4SO3.        
  • C. H2SO4.5SO3.     
  • D. H2SO4.2SO3.

Câu 17: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là

  • A. 60%.                        
  • B. 40%.                      
  • C. 80%.                   
  • D. 20%.

Câu 18: Sulfuric acid đặc khác Sulfuric acid loãng ở tính chất hóa học nào?

  • A. Tính base mạnh
  • B. Tính oxi hóa mạnh
  • C. Tính acid mạnh
  • D. Tính khử mạnh

Câu 19: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của Sulfuric acid đặc nguội?

  • A. Làm hóa than vải, giấy, đường saccarozo
  • B. Tan trong nước, tỏa nhiệt
  • C. Háo nước
  • D. Hòa tan được kim loại Fe, Al

Câu 20: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3+ dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a:b là

  • A. 1:1    
  • B. 2:3    
  • C. 1:3    
  • D. 1:2

Câu 21: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp nào Sulfuric acid đặc và Sulfuric acid loãng hình thành sản phẩm giống nhau?

  • A. Mg
  • B. Fe3O4
  • C. CaCO3
  • D. Fe(OH)2

Câu 22: Cho dung A chứa 3,82 gam hỗn hợp hai muối sulfate của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Cho một lượng vừa đủ BaCl2 vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, đem cô cạn dung dịch nước lọc thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

  • A. 3,07
  • B. 10,06
  • C. 6,24
  • D. Kết quả khác

Câu 23: Sản phẩm tạo thành giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc nóng là: 

  • A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O.
  • B. Fe2(SO4)3, H2O.
  • C. FeSO4, H2O.
  • D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O.

Câu 24: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở Sulfuric acid đặc vì: 

  • A. H2SO4 bị thụ động hóa trong thép
  • B. H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường
  • C. H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường
  • D. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H2SO4 đặc

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 1,94 gam một muối sulfur của kim loại. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước Br2 dư, sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl2 dự vào thì thu được 4,66 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của lưu huỳnh trong muối sulfur là bao nhiêu?

  • A. 26,66%
  • B. 46,67%
  • C. 32,98%
  • D. 36,33%

Câu 26: Hiện tượng xảy ra khi nhúng một thanh sắt vào một cốc đựng acid H2SO4 đặc một thời gian, sau đó nhúng tiếp vào cốc đựng H2SO4 loãng: 

  • A. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 loãng, không tan trong H2SO4 đặc
  • B. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 đặc, không tan trong H2SO4 loãng
  • C. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều bị ăn mòn
  • D. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều không bị ăn mòn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác