Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức bài 9 Ôn tập chương 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 9 Ôn tập chương 2 - kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?

  • A. -3, +3, +5.                                                               
  • B. -3, 0, +3, +5.
  • C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.                                            
  • D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 2: Nitrogen thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

  • A. Mg, H2.                        
  • B. Mg, O2.                        
  • C. H2, O2.                         
  • D. Ca, O2.

Câu 3: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?

  • A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
  • B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
  • C. Phân hủy NH3.
  • D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch ammonium nitrite bão hoà. Khí X là

  • A. NO.        
  • B. NO2.                            
  • C. N2O.                            
  • D. N2.

Câu 5: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

  • A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
  • B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
  • C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử.
  • D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.  

Câu 6: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitrogen?

(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);

(b) Cấu tạo phân tử nitrogen là N≡N

(c) Tan nhiều trong nước;

(d) Nặng hơn oxygen;

(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử.

  • A. (a), (c), (d).                  
  • B. (a), (b).                         
  • C. (c), (d), (e).                  
  • D. (b), (c), (e).

Câu 7: Phát biểu không đúng là

  • A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
  • B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
  • C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
  • D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3

  • A. HCl (dd hoặc khí), O2 (to), CuO, AlCl3 (dd).       
  • B. H2SO4 (dd), CuO, H2S, NaOH (dd).
  • C. HCl (dd), FeCl3 (dd), CuO, Na2CO3 (dd).            
  • D. HNO3 (dd), CuO, H2SO4 (dd), Na2O.

Câu 9: Cho các oxide: Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxide bị khí NH­3 khử ở nhiệt độ cao?

  • A. 1.       
  • B. 2.             
  • C. 3.             
  • D. 4.

Câu 10: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

  • A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
  • B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
  • C. Nước phun vào bình và không có màu.                
  • D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách

  • A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt).
  • B. cho muối ammonium loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.
  • C. cho muối ammonium đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
  • D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.

Câu 12: Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

  • A. Ag.             
  • B. Zn.       
  • C. Fe.           
  • D. Al

Câu 13: Ứng dụng nào không phải của HNO3?

  • A. Sản xuất phân bón.                    
  • B. Sản xuất thuốc nổ
  • C. Sản xuất khí NO2 và N2H4.                
  • D. Sản xuất thuốc nhuộm.

Câu 14: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là:

  • A. K2O, NO2 và O2.        
  • B. K, NO2, O2.                 
  • C. KNO2, NO2 và O2.     
  • D. KNO2 và O2.

Câu 15: Trong phân tử HNO3,nguyên tử N có

  • A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                                        
  • B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.
  • C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                                        
  • D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 16: Phản ứng giữa kim loại magnesium với nitric acid loãng giải phóng khí Dinitrogen oxide. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng là 

  • A. 10.                                
  • B. 18.                                
  • C. 24.                                
  • D. 20. 

Câu 17: Khi cho một ít bột sulfur vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hiện tượng xảy ra là 

  • A. lưu huỳnh tan ra, đồng thời có khí màu nâu đỏ thoát ra.
  • B. lưu huỳnh tan ra, đồng thời có khí mùi xốc thoát ra.
  • C. không có hiện tượng gì.
  • D. lưu huỳnh tan ra, đồng thời có khí mùi trứng thối thoát ra.

Câu 18: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

  • A. NH3.                       
  • B. CO2.                      
  • C. SO2.                   
  • D. O3.

Câu 19: Cho phản ứng: H2SO4 + Fe →  Fe2(SO4)3 + H2O + SO2

Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là:

  • A. 6 và 3.       
  • B. 3 và 6.        
  • C. 6 và 6.       
  • D. 3 và 3.

Câu 20: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A. 2Al + 3H2SO4  →   Al2(SO4)3 + 3H2.              
  • B. 2Na + H2SO4  → Na2SO4 + H2.
  • C. Cu + H2SO→ CuSO+ H2.                        
  • D. Zn + H2SO4   → ZnSO+ H2.

Câu 21: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

  • A. 3.                                  
  • B. 4.                                  
  • C. 5.                                  
  • D. 6.

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,4874 lít hydrogen (ở đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 9,52.                        
  • B. 10,27.                    
  • C. 8,98.                   
  • D. 7,25.

Câu 23: Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột sulfur rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

  • A. 3,7185
  • B. 3,09875  
  • C. 3,4086
  • D. 4,9580

Câu 24: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brommine?

  • A. N2    
  • B. CO2    
  • C. H   
  • D. SO2

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 23,2   
  • B. 12,6   
  • C. 18,0   
  • D. 24,0

Câu 26: Cho 0,4958 lít khí NH3 (đkc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

  • A. 85,88%.                       
  • B. 14,12%.                        
  • C. 87,63%.                       
  • D. 12,37%.

Câu 27: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,9916 lít khí NO (ở đkc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

  • A. 8,88 gam.      
  • B. 13,92 gam.  
  • C. 6,52 gam.      
  • D. 13,32 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác