Giải SBT Hóa học 11 Kết nối bài 20 Alcohol

Giải chi tiết sách bài tập Hóa học 11 Kết nối tri thức bài 20 Alcohol. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

NHẬN BIẾT

Bài tập 20.1: Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-5OH.                 B. CnH2n(OH)2.                 C. CnH2n-1­OH.                 D. Cn­H2n+1OH.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là Cn­H2n+1OH.

Bài tập 20.2: Số đồng phân cấu tạo alcohol có công thức C4H9OH là

A. 2.                      B. 3.                      C. 4.                      D. 5.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Các đồng phân cấu tạo alcohol có công thức C4H9OH là:

CH3CH2CH2CH2OH; CH3CH2CHOHCH3; (CH3)2CHOHCH3; (CH3)2CHCH2OH.

Bài tập 20.3: Chất nào sau đây là alcohol bậc II?

A. propan-1-ol.                                            B. propan-2-ol.

C. 2-methylpropan-1-ol.                              D. 2-methylpropan-2-ol.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Hợp chất propan-2-ol có công thức là CH3CH(OH)CH3. Nhóm –OH gắn với carbon bậc 2 nên propan-2-ol là alcohol bậc II.

Bài tập 20.4: Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:

Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:  Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là  A. 4-methylpentan-1-ol.                                      B. 2-methylbutan-3-ol.  C. 3-methylbutan-2-ol.                                        D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là

A. 4-methylpentan-1-ol.                                      B. 2-methylbutan-3-ol.

C. 3-methylbutan-2-ol.                                        D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.

Trả lời

Chọn đáp án A.

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là 4-methylpentan-1-ol.

Bài tập 20.5: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức phân tử của methanol là

A. CH3OH.                B. C2H5OH.                C. C3H7OH.                D. C2H4(OH)2.

Trả lời

Chọn đáp án A.

Công thức phân tử của methanol là CH3OH.

Bài tập 20.6: Cho các hợp chất hữu cơ sau:

(1) C3H8;     (2) CH3Cl;      (3) C2H5OH;      (4) CH3OH.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là

A. (1) > (2) > (3) > (4).                             B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (3) > (4) > (2) > (1).                             D. (4) > (2) > (1) > (3).

Trả lời

Chọn đáp án C.

Nhiệt độ sôi của alcohol > dẫn xuất halogen > hydrocarbon.

Alcohol có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

=> Nhiệt độ sôi: (3) C2H5OH > (4) CH3OH > (2) CH3Cl > (1) C3H8.

Bài tập 20.7: Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 700 mL ethanol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào, thu được 1000 mL cồn. Hồn hợp trên có độ cồn là

A. 17°.                    B. 7°.                    C. 70°.                    D. 170°.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Độ cồn (độ rượu) là số ml rượu nguyên chất có trong 100 mL rượu và nước.Vậy hỗn hợp trên có độ cồn là 70°.

Bài tập 20.8: Số hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là

A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                       D. 4.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là hợp chất thuộc alcohol.

Các công thức cấu tạo phù hợp là: CH3CH2CH2OH; CH3CHOHCH3.

Bài tập 20.9: Cho phản ứng hoá học sau: CH3CHOHCH2CH3 ?

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev trong phản ứng trên là

A. but-1-ene.                  B. but-2-ene.                  C. but-1-yne.                 D. but-2-yne.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Theo quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm -OH bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.

CH3CHOHCH2CH3 CH3CHOHCH2CH3 CH3CH=CH=CH3 + H2O CH3CH=CH=CH3 + H2O

                                                            but-2-ene

Bài tập 20.10: Oxi hóa propan-2-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?

A. CH3CHO.                                                   B. CH3CH2CHO.

C. CH3COCH3.                                               D. CH3COOH.

Trả lời

Chọn đáp án C.

PTHH: CH3CHOHCH3 CH3CHOHCH3  CH3COCH3 + H2O  CH3COCH3 + H2O

=> Sản phẩm thu được là CH3COCH3.

Bài tập 20.11: Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol nào sau đây?

A. Alcohol bậc I.                                            B. Alcohol bậc II.

C. Alcohol bậc III.                                         D. Alcohol đa chức.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol đa chức có nhiều nhóm -OH liền kề.

Bài tập 20.12: Khi đốt cháy hoàn toàn ethanol, thu được tỉ lệ mol n$_{CO_{2}}$ : n$_{H_{2}O}$ là

A. 1 : 1.                    B. 1 : 2.                    C. 2 : 3.                    D. 3 : 2.

Trả lời

Chọn đáp án C.

C2H5OH + 3O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO2 + 3H2O

=> Tỉ lệ mol n$_{CO_{2}}$ : n$_{H_{2}O}$ = 2 : 3.

Bài tập 20.13: Chất nào sau đây dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hoá?

A. Ethylene.            B. Acetylene.            C. Methane.             D. Tinh bột.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Chất dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hoá là tinh bột.

Sơ đồ điều chế:

(C6H10O5)n $\overset{men}{\rightarrow}$ nC6H12O6 $\overset{men ruou}{\rightarrow}$ 2nC2H5OH + 2nCO2.

THÔNG HIỂU

Bài tập 20.14: Để phân biệt cồn 90° và cồn tuyệt đối (ethanol nguyên chất), có thể dùng hoá chất nào sau đây?

A. Na.                   B. CuSO4 khan.                   C. CuO, t°.                   D. Cu(OH)2.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Hiện tượng CuSO4 khan màu trắng sẽ hấp thụ nước có trong cồn 90° tạo thành CuSO4 màu xanh.

Bài tập 20.15: Hai ancol nào sau đây cùng bậc?

A. Methanol và ethanol.

B. Propan-1-ol và propan-2-ol.

C. Ethanol và propan-2-ol.

D. Propan-2-ol và 2-methylpropan-2-ol.

Trả lời

Chọn đáp án A.

Methanol (CH3OH) và ethanol (C2H5OH) đều là alcohol bậc I.

Bài tập 20.16: Alcohol CH3CH=CHCH2OH có danh pháp thay thế là

A. but-2-en-4-ol.

B. but-2-en-1-ol.

C. 4-hydroxybut-2-ene.

D. 1-hydroxybut-2-ene.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Alcohol CH3CH=CHCH2OH có danh pháp thay thế là but-2-en-1-ol.

Bài tập 20.17: Một học sinh sau khi tiến hành thí nghiệm thì vẫn còn dư mẩu Na. Để tiêu huỷ mẩu Na dư này một cách an toàn, học sinh đó nên cho mẩu Na vào

A. nước.                    B. cồn 96°.                    C. thùng rác.                    D. dầu hoả.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Mẩu Na dư sẽ phản ứng êm dịu với cồn 96°.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Bài tập 20.18: Một chai rượu gạo có thể tích 750 mL và có độ rượu là 40o. Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là

A. 18,75 mL.                B. 300 mL.                C. 400 mL.                D. 750 mL.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là: 750.$\frac{40}{100}$ = 300 mL.

Bài tập 20.19: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là

A. 50 mL.                    B. 92 mL.                    C. 46 mL.                    D. 100 mL.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là:

$\frac{5}{100}$.2 = 0,1 (L) = 100 mL.

Bài tập 20.20: Cho các alcohol sau:

Cho các alcohol sau:  Số alcohol không hoà tan được Cu(OH)2 là

Số alcohol không hoà tan được Cu(OH)2

A. 1.                        B. 2.                         C. 3.                         D. 4.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Chỉ có các polyalcohol có các nhóm -OH liền kề mới có thể hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam đậm.

=> Alcohol không hoà tan được Cu(OH)2 là CH3OH, C2H5OH, CH2(OH)CH2CH2(OH).

Bài tập 20.21: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Oxi hoá không hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.

B. Oxi hoá hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.

C. Oxi hóa alcohol bậc II, thu được ketone.

D. Alcohol bậc III không bị oxi hoá bởi tác nhân thông thường.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Oxi hoá hoàn toàn alcohol bậc I, thu được CO2 và H­2O.

Bài tập 20.22: Sản phẩm chính thu được khi tách nước từ 3-methylbutan-2-ol là

A. 3-metylbut-1-ene.                                               B. 2-methylbut-2-ene.

C. 3-methylbut-2-ene.                                             D. 2-methylbut-3-ene.

Trả lời

Chọn đáp án B.

(CH3)2CH2CHOHCH3 (CH3)2CH2CHOHCH3 (CH3)2CH=CHCH3 + H2O (CH3)2CH=CHCH3 + H2O

                                                                  2-methylbut-2-ene

Bài tập 20.23: Oxi hoá alcohol nào sau đây thu được sản phẩm là ketone?

A. C2H5OH.                                                            B. CH3CH2CH2OH.

C. CH3CH(OH)CH3.                                              D. (CH3)2C(OH)CH3.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Oxi hoá CH3CH(OH)CH3 thu được sản phẩm là ketone.

CH3CH(OH)CH3 + $\overset{CuO,t^{o}}{\rightarrow}$ CH3COCH3 + H2O

Bài tập 20.24: Phương pháp nào sau đây dùng để sản xuất ethanol sinh học?

A. Cho hỗn hợp khí ethylene và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4.

B. Cộng nước vào ethylene với xúc tác là H2SO4.

C. Lên men tinh bột.

D. Thuỷ phân dẫn xuất C2H5Br trong môi trường kiềm.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Sản xuất ethanol sinh học bằng lên men tinh bột:

(C6H10O5)n $\overset{men}{\rightarrow}$ nC6H12O6 $\overset{men ruou}{\rightarrow}$ 2nC2H5OH + 2nCO2.

Bài tập 20.25: Cho dãy chuyển hoá sau:

Cho dãy chuyển hoá sau:  Biết X và Y đều là sản phẩm chính, công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là  A. CH3CH=CHCH3 và CH3CH2CHBrCH3.  B. C4H9-O-C4H9 và CH3CH2CHBrCH3.  C. CH2=CHCH2CH­3 và CH3CH2CHBrCH3.

Biết X và Y đều là sản phẩm chính, công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

A. CH3CH=CHCH3 và CH3CH2CHBrCH3.

B. C4H9-O-C4H9 và CH3CH2CHBrCH3.

C. CH2=CHCH2CH­3 và CH3CH2CHBrCH3.

D. CH2=CHCH2CH­3 và CH3CH2CH2CH2Br.

Trả lời

Chọn đáp án A.

Phương trình phản ứng:

CH3CH(OH)CH2CH3 CH3CH=CHCH3

CH3CH=CHCH3 + HBr → CH3CH2CHBrCH3

=> Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là CH3CH=CHCH3 và CH3CH2CHBrCH3.

Bài tập 20.26: a) Viết các đồng phân cấu tạo alcohol bậc I có công thức C5H11OH.

b) Đun nóng một trong các alcohol trên với H2SO4 đặc, thu được alkene có tên gọi là 3-methylbut-1-ene, xác định công thức của alcohol đó.

Trả lời

a) C5H11OH có 4 đồng phân alcohol bậc I là:

CH3CH2CH2CH2CH2OH; (CH3)2CHCH2CH2OH; HOCH2CH(CH3)CH2CH3; (CH3)3CCH2OH.

b) PTHH:

(CH3)2CHCH2CH2OH (CH3)2CH2CHOHCH3 (CH3)2CH=CHCH3 + H2O  (CH3)2CHCH=CH2 + H2O.

                                                                   3-methylbut-1-ene

Bài tập 20.27: Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy một mẩu nhỏ Na vào cốc chứa ethanol dư, thấy mẩu  tan dần và có sủi bọt khí. Sau khi kết thúc phản ứng thấy có kết tủa trắng xuất hiện, thêm một ít nước vào dung dịch sau phản ứng thấy kết tủa tan. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch thu được, thấy dung dịch chuyển thành màu hồng. Giải thích các hiện tượng trên và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Trả lời

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Kết tủa trắng là C2H5ONa, khi thêm nước vào kết tủa tan do xảy ra phản ứng:

C2H5ONa + H2O→ C2H5OH + NaOH

Do có NaOH tạo thành => dung dịch phenolphtalein chuyển màu hồng.

VẬN DỤNG

Bài tập 20.28: Thí nghiệm theo sơ đồ sau đây được dùng để điều chế một lượng nhỏ ethylene trong phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm theo sơ đồ sau đây được dùng để điều chế một lượng nhỏ ethylene trong phòng thí nghiệm.  a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.  b) Tại sao lại dùng phương pháp đẩy nước để thu khí ethylene.  c) Nêu tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH.  d) Đề xuất thí nghiệm để nhận biết khí tạo thành.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tại sao lại dùng phương pháp đẩy nước để thu khí ethylene.

c) Nêu tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH.

d) Đề xuất thí nghiệm để nhận biết khí tạo thành.

Trả lời

a) C2H5OH CH2=CH2 + H2O

b) Khí ethylene hầu như không tan trong nước nên có thể sử dụng phương pháp đẩy nước để thu khí ethylene.

c) Bông tẩm dung dịch NaOH để hấp thụ các tạp chất tạo thành trong quá trình phản ứng như SO2, CO2.

d) Dẫn khí thoát ra sục vào ống nghiệm chứa nước bromine hoặc thuốc tím, các ống nghiệm này sẽ mất màu chứng tỏ có khí ethylene tạo thành.

Bài tập 20.29: Tính lượng glucose cần lên men để sản xuất 100L cồn y tế 70°, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

Trả lời

100 L cồn y tế 70° chứa 70 L ethanol nguyên chất.

Khối lượng của ethanol là: 70.0,789 = 55,23 (kg).

PTHH:

                    C6H12O6 $\overset{enzyme}{\rightarrow}$ 2C2H5OH + 2CO2.

Mol:                1                                2

Số mol ethanol tạo thành: $n_{C_{2}H_{5}OH}=\frac{55,23.10^{3}}{46}=12.10^{3}$ (mol).

Số mol glucose cần thiết: $n_{C_{6}H_{12}O_{6}}=\frac{12.10^{3}}{2}.\frac{100}{80}=7,5.10^{3}$ (mol).

Khối lượng glucose cần thiết:

m = 7,5.103.192 = 1 440.103 (g) = 1 440 (kg)

Bài tập 20.30: Một đèn cồn thí nghiệm chứa 100 mL cồn 90°. Tính nhiệt lượng đèn cồn tỏa ra khi đốt cháy hết lượng cồn trên, biết khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL và nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 mol ethanol là 1371 kJ.mol-1.

Trả lời

100 mL cồn 90° chứa 90 mL cồn nguyên chất.

Số mol ethanol tương ứng:

n = $\frac{90.0,789}{46}$ = 1,5437 (mol).

Nhiệt lượng tỏa ra: 1,5437.1 371 = 2 116,4 (kJ).

Bài tập 20.31: Hợp chất X có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy, rận,..). X có công thức phân tử C7H8O và có chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm-1. Oxi hóa X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng ở khoảng 1700 cm-1. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Trả lời

Phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3 300 cm-1: có nhóm –OH.

Phổ IR của Y có peak hấp thụ rộng ở vùng 1 700 cm-1: có nhóm C=O.

Vậy X là benzyl alcohol, Y là aldehyde benzoic.

Hợp chất X có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy, rận,..). X có công thức phân tử C7H8O và có chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm-1. Oxi hóa X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng ở khoảng 1700 cm-1. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Bài tập 20.32: Từ 1 tấn tinh bột ngô có thể sản xuất được bao nhiêu lít xăng E5 (chứa 5% ethanol về thể tích), biết tinh bột ngô chứa 75% tinh bột, hiệu suất chung của cả quá trình điều chế ethanol là 70%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

Trả lời

Phương trình phản ứng:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6                               (1)

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2                                   (2)

Khối lượng tinh bột = 106.0,75 = 75.104 (g)

Từ (1) và (2) ta có:

$n_{C_{2}H_{5}OH}=2n.n_{(C_{6}H_{10}O_{5})_{n}}=2n.\frac{75.10^{4}}{162.n}=\frac{150.10^{4}}{162}$ (mol).

=> $m_{C_{2}H_{5}OH}=\frac{150.10^{4}}{162}.46=\frac{69.10^{6}}{162}$ (g).

=> $V_{C_{2}H_{5}OH}=\frac{69.10^{6}}{162.0,789}$ (mL).

Do hiệu suất chung của cả quá trình là 70% nên thể tích ethanol thực tế thu được là:

$V_{C_{2}H_{5}OH}=\frac{69.10^{6}}{162.0,789}$.0,7 = 377,9.103 (mL) = 377,9 L.

Thể tích xăng E5 là:

VE5 = $\frac{377,9.100}{5}$ = 7 557,6 (L).

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT hóa học 11 sách Kết nối, Giải SBT hóa học 11 Kết nối bài 20 Alcohol, Giải SBT hóa học 11 kết nối tri thức bài 20 Alcohol, giải SBT Hóa học 11 bài 20, Giải SBT hóa học 11 KNTT bài 20 Alcohol

Bình luận

Giải bài tập những môn khác