Giải SBT Hóa học 11 Kết nối bài 25 Ôn tập chương 6

Giải chi tiết sách bài tập Hóa học 11 Kết nối tri thức bài 25 Ôn tập chương 6. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

NHẬN BIẾT

Bài tập 25.1: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau?

A. HCHO, CH3CHO.                                       B. CH2=CHCH2OH, CH3CH2CHO.

C. CH3COCH3, CH3CH2CHO.                         D. CH3COOH, HCOOCH3.

Trả lời

HCHO có CTPT CH2O; CH3CHO có CTPT là C2H4O nên HCHO và CH3OH không phải là đồng phân của nhau.

Bài tập 25.2: Ba chất A, B, C có nhiệt độ sôi được biểu thị như hình sau:

Ba chất A, B, C có nhiệt độ sôi được biểu thị như hình sau:    Các chất A, B, C lần lượt là  A. ethanol, acetaldehyde, acetic acid.                B. acetaldehyde, ethanol, acetic acid.  C. acetaldehyde, acetic acid, ethanol.                D. acetic acid, acetaldehyde, ethanol.

Các chất A, B, C lần lượt là

A. ethanol, acetaldehyde, acetic acid.                B. acetaldehyde, ethanol, acetic acid.

C. acetaldehyde, acetic acid, ethanol.                D. acetic acid, acetaldehyde, ethanol.

Trả lời

Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự aldehyde < ethanol < acid.

Bài tập 25.3: Để phân biệt aldehyde và ketone, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch acid.                                              B. Dung dịch base.

C. I2 trong môi trường kiềm.                               D. Dung dịch AgNO3 trong NH3.

Trả lời

Aldehyde phản ứng với AgNO3 còn ketone thì không.

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Bài tập 25.4: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

B. Chỉ có ketone tham gia phản ứng tạo iodoform.

C. Acid và ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2nO2.

D. Carboxylic acid làm đổi màu giấy quỳ.

Trả lời

Hợp chất chứa nhóm CH3-CO- đều tham gia phản ứng tạo iodoform.

Bài tập 25.5: Cho các chất sau: Na, NaOH, Cu, CuO, CaCO3, CaSO4. Số chất phản ứng được với acetic acid là

A. 3.                         B. 4.                         C. 5.                          D. 6.

Trả lời

Các chất phản ứng được với acetic acid là Na, NaOH, CuO, CaCO3.

THÔNG HIỂU

Bài tập 25.6: Số đồng phân cấu tạo mạch hở của acid và ester có công thức phân tử C4H6O2 (không tính đồng phân hình học) là

A. 5.                         B. 6.                         C. 7.                         D. 8.

Trả lời

Các công thức thỏa mãn là: HCOOCH2CH=CH2; HCOOCH=CH-CH3; HCOOC(CH3)=CH2; CH3CH=CH-COOH; CH2=CH-CH2COOH; CH2=C(CH3)-COOH; CH2=CH-COOCH3; CH3COOCH=CH2.

Bài tập 25.7: Lactic acid là một acid có trong sữa chua, dưa muối. Lactic acid có công thức cấu tạo là CH3CH(OH)COOH. Tên theo danh pháp thay thế của lactic acid là

A. 2-methylhydroxyethanoic acid.                       B. 2-methylhydroxyacetic acid.

C. 2-hydroxypropanoic acid.                                D. 2-hydroxypropanoic acid.

Trả lời

Tên theo danh pháp thay thế của lactic acid là 2-hydroxypropanoic acid.

Bài tập 25.8: Có bốn chất lỏng có thể tích bằng nhau là ethanol, acetone, acetaldehyde, acetic acid. Tiến hành chưng cất hỗn hợp này, sau một thời gian, hàm lượng chất nào trong bình chưng cất còn lại lớn nhất?

A. Ethanol.                    B. Acetone.                   C. Acetaldehyde.                   D. Acetic acid.

Trả lời

Phương pháp chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất. Do acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất nên khi tiến hành chưng cất hỗn hợp, hàm lượng acetic acid còn lại trong bình chưng cất sẽ lớn nhất.

Bài tập 25.9: Cho ba chất lỏng riêng biệt sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

Cách nào sau đây phù hợp để phân biệt ba chất lỏng trên?

A. Dùng quỳ tím, sau đó dùng dung dịch NaOH.

B. Dùng quỳ tím, sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. Dùng Na sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.

D. Dùng Na sau đó dùng quỳ tím.

Trả lời

- Dùng quỳ tím: CH3COOH làm quỳ tím chuyển đỏ, 2 chất còn lại không hiện tượng.

- 2 chất còn lại phân biệt bằng dung dịch AgNO3/NH3: CH3CHO phản ứng tạo kết tủa Ag, C2H5OH không hiện tượng.

CH3-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH3-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Bài tập 25.10: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau và viết các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau và viết các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

Trả lời

C2H4 + H2O $\overset{H^{+}}{\rightarrow}$ C2H5OH

C2H5OH + CuO $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + 2[H] $\overset{LiAlH_{4}}{\rightarrow}$ C2H5OH

CH3COOH + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

(hoặc cho phản ứng với thuốc thử Tollens sau đó acid hóa)

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

Bài tập 25.11: Hỗn hợp X gồm hai acid no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng với Na2CO3, thu được 2,231 lít khí (đkc) và 16,2 g muối acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của hai acid trong hỗn hợp X .

Trả lời

Gọi công thức chung của hai acid là $\overline{R}$-COOH, ta có:

2$\overline{R}$-COOH + Na2CO3 → 2$\overline{R}$-COONa + CO2 + H2O

n$_{CO_{2}}=\frac{2,231}{24,79}$ = 0,09 (mol).

=> nmuối = 0,09.2 = 0,18 (mol) => mmuối = 0,18.($\overline{R}$ + 67) = 16,2 (g)

=> $\overline{R}$ = 23.

Do hai acid kế tiếp nhau nên R1 = 15( CH3-); R2 = 29 (C2H5-)

Vậy hai acid là CH3COOH và C2H5COOH.

VẬN DỤNG

Bài tập 25.12: Ba hợp chất thơm A, B, C đều có ứng dụng trong thực tiễn: A có tác dụng chống sinh vật kí sinh (chấy, rận); B làm chất tạo mùi hạnh nhân; C là chất bảo quản thực phẩm do có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn. A có công thức phân tử là C7H8O, phổ IR của A có peak hấp thụ ở vùng 3300 cm-1. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:

Ba hợp chất thơm A, B, C đều có ứng dụng trong thực tiễn: A có tác dụng chống sinh vật kí sinh (chấy, rận); B làm chất tạo mùi hạnh nhân; C là chất bảo quản thực phẩm do có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn. A có công thức phân tử là C7H8O, phổ IR của A có peak hấp thụ ở vùng 3300 cm-1. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:

Trả lời

A có vòng benzene và peak hấp thụ ở vùng 3300 cm-1

=> A có nhóm –OH. Vậy công thức cấu tạo của A là C6H5CH2OH

           C6H5CH2OH + CuO $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ C6H5CHO + Cu + H2O

                  (A)                                    (B)

           C6H5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C6H5COONH4 + 2Ag +3NH3 + H2O

           C6H5COONH4­ + H+ → C6H5COOH + NH4+

                                                      (C)

Bài tập 25.13: Diethyl phthalate (còn gọi là DEP) được sử dụng làm thuốc trị ghẻ ngứa, côn trùng đốt. DEP có chứa vòng benzene và hai nhóm thế ở vị trí ortho. DEP được tổng hợp từ hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 theo sơ đồ sau đây. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, DEP.

Diethyl phthalate (còn gọi là DEP) được sử dụng làm thuốc trị ghẻ ngứa, côn trùng đốt. DEP có chứa vòng benzene và hai nhóm thế ở vị trí ortho. DEP được tổng hợp từ hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 theo sơ đồ sau đây. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, DEP.

Trả lời

X có chứa vòng benzene và có CTPT C8H10. Do DEP có hai nhóm thế ở vị trí ortho nên X sẽ có hai nhánh ở vị trí ortho. Vậy X là o-dimethylbenzene. Oxi hóa X sẽ tạo diacid Y (phtalic acid). Ester hóa Y sẽ tạo thành DEP.

Diethyl phthalate (còn gọi là DEP) được sử dụng làm thuốc trị ghẻ ngứa, côn trùng đốt. DEP có chứa vòng benzene và hai nhóm thế ở vị trí ortho. DEP được tổng hợp từ hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 theo sơ đồ sau đây. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, DEP.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT hóa học 11 sách Kết nối, Giải SBT hóa học 11 Kết nối bài 25 Ôn tập chương 6, Giải SBT hóa học 11 kết nối tri thức bài 25 Ôn tập chương 6, giải SBT Hóa học 11 bài 25, Giải SBT hóa học 11 KNTT bài 25 Ôn tập chương 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác