Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 25: Ôn tập chương 6

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 25 Ôn tập chương 6. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Acetone là nguyên liệu để tổng hợp nhiều dược phẩm và một số chất dẻo, một lượng lớn acetone dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. Trong công nghiệp, acetone được điều chế bằng phương pháp 

  • A. Oxi hoá isopropyl alcohol 
  • B. Chưng khan gỗ
  • C. Nhiệt phân CH3COOH/xt hoặc (CH3COO)2Ca
  • D. Oxi hoá cumen (isopropyl benzene)

Câu 2: Chọn định nghĩa đúng về acid no, đơn chức

  • A. Acid no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hydrocarbon no
  • B. Acid no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
  • C. Acid no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.
  • D. Acid no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH

Câu 3: Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất aldehyde acetic trong công nghiệp là

  • A. ethanol    
  • B. ethane   
  • C. acetylene    
  • D. ethylene

Câu 4: Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ 

  • A. CH3CHO   
  • B. CH3COOCH3    
  • C. CH4   
  • D. C2H5OH

Câu 5: Nhóm -COOH là nhóm

  • A. Carboxyl
  • B. Hyroxy
  • C. Carbonyl
  • D. Alcohol

Câu 6: Để tách được aldehyde acetic có lẫn ethyl alcohol người ta có thể dùng những hóa chất nào dưới đây

  • A. dung dịch NaHSO3 và HCl
  • B. dung dịch HCl và NaOH
  • C. Cu(OH)2
  • D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 7: Cho các chất sau đây CH3CHO, CH3COOH, C3H5(OH)3 và C2H5OH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?

  • A. AgNO3/NH3
  • B. Cu(OH)2
  • C. dung dịch Br2
  • D. NaOH

Câu 8: Cho 1,97 gam dung dịch formalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của aldehyde formic trong formalin là

  • A. 49%.    
  • B. 40%.    
  • C. 50%.    
  • D. 38,07%.

Câu 9: Cho acid oxalic phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là

  • A. 27    
  • B. 53     
  • C. 35     
  • D. 30

Câu 10:  Đốt cháy hoàn toàn m gam aldehyde A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là

  • A. C4H6O2    
  • B. C5H6O2    
  • C. C6H8O2    
  • D. C5H8O2

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của carboxylic acid là

  • A. Tính oxi hóa
  • B. Tính khử
  • C. Tính acid
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Carboxylic acid có tính acid do

  • A. Nhóm -OH có thể phân li ra OH-
  • B. Nhóm -OH có thể phân li ra H+
  • C. Nhóm -COOH có thể phân li ra OH-
  • D. Nhóm -COOH có thể phân li ra H+

Câu 3: Phân tử carboxylic acid chứa nhóm….phân cực

  • A. Carboxyl
  • B. Hyroxy
  • C. Carbonyl
  • D. Alcohol

Câu 4: Carboxylic acid thường

  • A. Không mùi
  • B. Có mùi thơm dịu
  • C. Có mùi hắc
  • D. Có mùi chua nồng

Câu 5: Carboxylic acid là 

  • A. Acid có tính oxi hóa mạnh
  • B. Acid có tính khử mạnh
  • C. Acid yếu
  • D. Acid mạnh

Câu 6: Ứng với công thức C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân acid

  • A. 2     
  • B. 3     
  • C. 4     
  • D. 5

Câu 7: Công thức nào dưới đây là của acid 2,4-dimethylpentanoic

  • A.CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2COOH
  • B.CH3CH(CH3)CH2CH(CH3)COOH
  • C.CH3C(CH3)2CH2CH(CH3)COOH
  • D.CH(CH3)2CH2CH2COOH

Câu 8: Hydro hóa hoàn toàn 2,9 gam một aldehyde A được 3,1 gam alcohol. A có công thức phân tử là

  • A. CH2O     
  • B. C2H4O    
  • C. C3H6O     
  • D. C2H2O2

Câu 9: Hóa hơi hoàn toàn 2,9 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được thể tích bằng thể tích của 2,2 gam CO2 trong cùng điều kiện. Mặt khác 2,9 gam A tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Vậy tên của A là

  • A. Formaldehyde
  • B. Acetaldehyde
  • C. Aldehyde oxalic
  • D. Propionaldehyde

Câu 10: Hỗn hợp Z gồm hai acid carboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

  • A. C3H5COOH và 54,88%.    
  • B. C2H3COOH và 43,90%.
  • C. C2H5COOH và 56,10%.    
  • D. HCOOH và 45,12%

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Cho bốn hợp chất sau: ethanol, propanal, acetone, acetic acid.

a) Chất nào trong các chất trên có nhiệt độ sôi cao nhất?

b) Trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hoá học.

 

Câu 2 (4 điểm). 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 aldehyde đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X là

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Xác định sản phẩm của các phản ứng sau:

a) propanal + 2[H] →

b) ethanal + AgNO3 + NH3 + H2O →

c) butanone + HCN →

d) propanone + I2 + NaOH →

 

Câu 2 (4 điểm). Hợp chất X được dùng nhiều để tổng hợp polymer. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy X có %C = 50%, %H = 5,56% (về khối lượng), còn lại là O. Trên phổ đồ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử [M+] có giá trị m/z = 72. Trên phổ IR của X thấy xuất hiện một tín hiệu đặc trưng trong vùng 2 500 – 3 200 cm−1, một tín hiệu đặc trưng ở 1 707 cm−1. Lập luận và dự đoán công thức cấu tạo của X.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công thức chung của carboxylic acid là

  • A. R-COOH
  • B. R-OH
  • C. R-CHO
  • D. R-CO

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng

  • A. Hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết với H là aldehyde formic
  • B. Aldehyde vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
  • C. Hợp chất R-CHO có thể điều chế từ R-CH2OH
  • D. Trong phân tử aldehyde, các nguyên tử liên kết với nhau chỉ bằng liên kết σ

Câu 3.  Công thức nào dưới đây là của acid 2,4-dimethylpentanoic

  • A.CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2COOH
  • B.CH3CH(CH3)CH2CH(CH3)COOH
  • C.CH3C(CH3)2CH2CH(CH3)COOH
  • D.CH(CH3)2CH2CH2COOH

Câu 4. Hóa hơi hoàn toàn 2,9 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được thể tích bằng thể tích của 2,2 gam CO2 trong cùng điều kiện. Mặt khác 2,9 gam A tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. Vậy tên của A là

  • A. Formaldehyde
  • B. Acetaldehyde
  • C. Aldehyde oxalic
  • D. Propionaldehyde

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cấu trúc của nhóm chức carbonyl như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là 

 

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi oxi hóa một alcohol thu được một aldehyde. Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về bậc của alcohol đó

  • A. Alcohol bậc 1                                           
  • B. Alcohol bậc 2              
  • C. Alcohol bậc 3                                           
  • D. Alcohol bậc bất kì

Câu 2: Tên gọi nào sau đây của HCHO là không đúng

  • A. methanal                                                 
  • B. aldehyde formic  
  • C. fomaldehyde                                            
  • D. ethanal

Câu 3. Cho các acid sau HCOOH (1); (CH3)2CHCOOH (2); CH3COOH (3); C2H5COOH (4) và CH3CH2CH2COOH (5). Chiều tăng tính acid được sắp xếp là

  • A. 2 → 3 → 1 →4 →5
  • B. 2 → 5 → 4 → 3 → 1
  • C. 5 → 2 → 3 → 4 → 1
  • D. 3 → 2 → 4 → 1 → 5

Câu 4. Cho acid oxalic phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là

  • A. 27    
  • B. 53     
  • C. 35     
  • D. 30

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Hãy viết các phương trình hoá học để chứng minh các aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 2(2 điểm): Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH tác dụng hết với Mg thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng CH3COOH là

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 25 Ôn tập chương 6, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 25

Bình luận

Giải bài tập những môn khác