Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 22: Ôn tập chương 5

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 22 Ôn tập chương 5. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cả phenol và ethyl alcohol đều phản ứng được với

  • A. Na     
  • B. NaOH     
  • C. Br2    
  • D. NaHCO3

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng

  • A. Hầu hết các alcohol đều nhẹ hơn nước
  • B. Alcohol tan tốt trong nước do có nhóm OH tạo liên kết hydrogen với phân tử nước
  • C. Nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn nhiệt độ sôi của ether, aldehyde
  • D. Phenol tan tốt trong nước do cũng có nhóm OH trong phân tử

Câu 3: Bậc của alcohol được tính bằng

  • A. Số nhóm –OH có trong phân tử
  • B. Bậc C lớn nhất có trong phân tử
  • C. Bậc của C liên kết với nhóm –OH 
  • D. Số C có trong phân tử alcohol

Câu 4: Bậc alcohol của 2-methylbutan-2-ol là

  • A. bậc IV
  • B. bậc I
  • C. bậc II
  • D. bậc III

Câu 5:  Công thức của alcohol no, mạch hở là

  • A. R(OH)n
  • B. CnH2n+2O
  • C. CnH2n+2Ox
  • D. CnH2n+2-x(OH)x

Câu 6: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

  • A. 1,3-dichloro-2-methylbutane     
  • B. 2,4-dichloro-3-methylbutane
  • C. 1,3-dichloropentane    
  • D. 2,4-dichloro-2-methylbutane

Câu 7: Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là

  • A. CHCl=CHCl     
  • B. CH2=CH-CH2F
  • C. CH3CH=CBrCH3  
  • D.CH3CH2CH=CHCHClCH3

Câu 8: Cho 14,1 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc/H2SO4 đặc dư. Biết rằng lượng axit HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết. Khối lượng axit HNO3 cần dùng là

  • A. 189 gam.        
  • B. 28,35 gam.     
  • C.126 gam.          
  • D. 44,75 gam.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a mol alcohol no thu được b mol CO2 và c mol H2O. Vậy a, b và c liên hệ với nhau theo hệ thức

  • A. a = c - b
  • B. b = a - c
  • C. c = a - b
  • D. a = b + 2c

Câu 10: Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đkc)? Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất phản ứng là 100%.

  • A. 4,48 lít.    
  • B. 8,96 lít.    
  • C. 11,20 lít.    
  • D. 17,92 lít.

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phương pháp thường được dùng để điều chế methanol trong công nghiệp là

  • A. 2CH4 + O2 to→ 2CH3OH
  • B. HCHO + H2 to→ CH3OH
  • C. CH3Cl + NaOH to→ CH3OH + NaCl
  • D. CH3COOCH3 + NaOH to→ CH3COONa + CH3OH

Câu 2: Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Nhận xét đúng là

  • A. phenol là một acid mạnh, làm đổi màu quỳ tím
  • B. phenol là một acid yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
  • C. phenol là một acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.
  • D. phenol là một acid trung bình.

Câu 3: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol (C6H5OH) linh động hơn rượu là

  • A. dung dịch Br2     
  • B. Na kim loại        
  • C. dung dịch kiềm 
  • D. O2

Câu 4: Cồn công nghiệp chứa nhiều tạp chất nên rất nguy hiểm cho con người nếu sử dụng để uống do có chứa chất 

  • A. Ethanol
  • B. Methanol
  • C. Acid acetic
  • D. Glucose

Câu 5: Cho hợp chất C7H8O là dẫn xuất của benzene. Số đồng phân có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C lai hóa sp2 là

  • A. 2    
  • B. 4    
  • C. 3   
  • D. 5

Câu 6:  Để phân biệt ba dung dịch ethanol, glycerol và dung dịch phenol, ta lần lượt dùng các hóa chất sau đây 

  • A. Na, dung dịch Br2
  • B. NaOH, Na
  • C. dung dịch Br2, Cu(OH)2
  • D. dung dịch Br2, Na

Câu 7: Oxi hóa alcohol nào sau đây không tạo aldehyde 

  • A. CH3OH
  •  B. (CH3)2CHCH2OH.
  • C. C2H5CH2OH     
  • D. CH3CH(OH)CH3

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol alcohol no đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 ở đkc. Công thức phân tử của alcohol là

  • A. CH3OH
  • B. C2H5OH
  • C. C3H7OH
  • D. C3H5OH

Câu 9: Thể tích ethyl alcohol nguyên chất có trong 650 ml dung dịch rượu 40o là

  • A. 260 ml    
  • B. 410 ml    
  • C. 130 ml    
  • D. 250 ml

Câu 10: Cho m gam một alcohol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hydrogen là 15,5. Giá trị của m là 

  • A. 0,92.    
  • B. 0,32.    
  • C. 0,64.    
  • D. 0,46.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Cho các hợp chất: hexane, bromoethane, ethanol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan tốt nhất trong nước là? Giải thích.

Câu 2 (4 điểm). Một hỗn hợp X gồm ancohol etylic và phenol tác dụng với Na dư cho ra hỗn hợp hai muối có tổng khối lượng là 25,2 gam. Cũng lượng hỗn hợp ấy tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của chất trong hỗn hợp X và thể tích H2 bay ra (đkc) trong phản ứng giữa X và Na là?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Cho các phát biểu sau về phenol:

a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.

b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.

c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.

d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.

Trong số các phát biểu trên, các phát biểu nào đúng?

 

Câu 2 (4 điểm). Đun nóng ancohol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. Công thức cấu tạo của A là?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

  • A. dung dịch NaOH
  • B. Na kim loại
  • C. nước Br2
  • D. H2 (Ni, nung nóng)

Câu 2: Một chai đựng ethyl alcohol có nhãn ghi 25o có nghĩa là

  • A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml alcohol nguyên chất.
  • B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml alcohol nguyên chất.
  • C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam alcohol nguyên chất.
  • D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml alcohol nguyên chất.

Câu 3. Thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, ethanol, nước là

  • A. Ethanol < nước < phenol.
  • B. Ethanol < phenol < nước.
  • C. Nước < phenol < ethanol.
  • D. Phenol < nước < ethanol.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol alcohol no đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 ở đkc. Công thức phân tử của alcohol là

  • A. CH3OH
  • B. C2H5OH
  • C. C3H7OH
  • D. C3H5OH

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Trình bày về đồng phân của dẫn xuất halogen?

Câu 2 (2 điểm): Geraniol là một alcohol không no có trong tinh dầu hoa hồng, tinh dầu sả và nhiều loại tinh dầu thảo mộc khác.

c

Công thức cấu tạo của geraniol

a) Geraniol thuộc loại alcohol bậc mấy?

 

b) Geraniol được hoà tan vào ethanol cùng một số hương liệu khác để làm nước hoa. Hãy giải thích tại sao geraniol tan tốt trong ethanol.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ứng dụng của dẫn xuất halogen là

  • A. Tác nhân làm lạnh
  • B. Dung dịch làm mát động cơ
  • C. Mực in
  • D. Thuộc da

Câu 2: Nhóm -OH của phenol 

  • A. Liên kết trực tiếp với nguyên tử oxygen
  • B. Liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzenee
  • C. Liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen
  • D. Liên kết với nguyên tử hydrogen trong vòng

Câu 3. Sử dụng thuốc thử nào sau đây để phân biệt ba chất lỏng phenol, styrene, benzyl alcohol đựng trong ba lọ mất nhãn 

  • A. dung dịch NaOH.     
  • B. dung dịch HCl
  • C. Na kim loại.     
  • D. dung dịch brom

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn a mol alcohol no thu được b mol CO2 và c mol H2O. Vậy a, b và c liên hệ với nhau theo hệ thức

  • A. a = c - b
  • B. b = a - c
  • C. c = a - b
  • D. a = b + 2c

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Tính chất vật lý của alcohol?

Câu 2(2 điểm): Xylitol là một hợp chất hữu cơ được sử dụng như một chất tạo ngọt tự nhiên, có vị ngọt như đường nhưng có hàm lượng calo thấp nên được đưa thêm vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kẹo cao su, kẹo bạc hà, thực phẩm ăn kiêng cho người bị bệnh tiểu đường. Xylitol có công thức cấu tạo như sau:

c

a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol đơn chức hay đa chức?

b) Dự đoán xylitol có tan tốt trong nước không? Giải thích.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 22 Ôn tập chương 5, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác