Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 13 Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ . Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Các chất trong cùng một dãy đồng đẳng

  • A. Có cùng công thức phân tử
  • B. Có tính chất hóa học tương tự nhau
  • C. Có khối lượng phân tử tương tự nhau
  • D. Hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH4

Câu 2: Đồng phân là

  • A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử
  • B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử     
  • C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử        
  • D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo

Câu 3: Định nghĩa đồng đẳng nào sau đây là đúng

  • A. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau           
  • B. Những chất đồng đẳng là những đơn chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau          
  • C. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau                              
  • D. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học khác nhau

Câu 4: Theo thuyết cấu tạo, các nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon. Các loại mạch đó là

  • A. Mạch không phân nhánh                                
  • B. Mạch phân nhánh
  • C. Mạch vòng                                                     
  • D. Cả 3 loại mạch trên

Câu 5: Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau

  • A. Một cách ngẫu nhiên
  • B. Theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định
  • C. Theo đúng hóa trị nhưng không tuân theo một trật tự cố định nào
  • D. Đáp án khác

Câu 6: Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là

  • A. CH3-CH2-CH2-OH                                  
  • B. CH3-O-CH2-CH3
  • C. CH3-CH(CH3)-OH                                  
  • D. CH3-CH2-OH-CH2

Câu 7: Chất khác so với các chất còn lại là

  • A. CH3-CH2-CH2-OH                                          
  • B. CH3-CH(CH3)-OH     
  • C. CH3-CH(OH)-CH3                                          
  • D. HO-CH(CH3)-CH3

Câu 8: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10 là     

  • A. 1              
  • B. 2               
  • C. 3                  
  • D. 4

Câu 9: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C4H8 là

  • A. 1               
  • B. 2               
  • C. 3                 
  • D. 4

Câu 10: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N. Chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

  • A. C3H7Cl             
  • B. C3H8               
  • C. C3H9N                
  • D. C3H8O

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong phân tử chất hữu cơ carbon có hóa trị

  • A. IV
  • B. II
  • C. III
  • D. II, IV, VI

Câu 2: Các nguyên tử carbon

  • A. Chỉ liên kết được với nhau
  • B. Vừa liên kết được với nhau, vừa liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác
  • C. Chỉ liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác
  • D. Vừa không liên kết được với nhau, vừa không liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác

Câu 3: Ngoài mạch hở không phân nhánh và mạch hở phân nhánh, mach carbon còn có

  • A. Mạch vòng phân nhánh
  • B. Mạch xoắn
  • C. Mạch vòng
  • D. Mạch thẳng

Câu 4: Thành phần phân tử bao gồm

  • A. Bản chất và số lượng các nguyên tử
  • B. Bản chất và khối lượng các nguyên tử
  • C. Tính chất của phân tử
  • D. Cả A và C

Câu 5: Tính chất của các chất phụ thuộc vào

  • A. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tử
  • B. Thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
  • C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau

  • A. CH3OH, CH3OCH3                         
  • B. CH3OCH3, CH3CHO
  • C. CH3OH, C2H5OH                           
  • D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2

Câu 7: Công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là

  • A. CH3-O-CH3                                                    
  • B. CH2=C=O
  • C. CH3-CH3-O                                                    
  • D. CH2=O=CH2

Câu 8: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là

  • A. 8                         
  • B. 6            
  • C. 7                       
  • D. 5

Câu 9: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là

  • A. 5                    
  • B. 2               
  • C. 3                 
  • D. 4

Câu 10: Lycopene, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hydro hóa hoàn toàn lycopene được hydrocarbon C40H82. Lycopene có

  • A. 1 vòng; 12 nối đôi                                  
  • B. 1 vòng; 5 nối đôi  
  • C. 4 vòng; 5 nối đôi                                   
  • D. mạch hở; 13 nối đôi

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Nêu thuyết cấu tạo hóa học. 

Câu 2 (4 điểm). Cho các chất có công thức cấu tạo sau

hg

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm).  Đồng đẳng là gì? Lấy ví dụ minh họa.   

Câu 2 (4 điểm). Cho các công thức cấu tạo sau

c

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Thuyết cấu tạo hóa học gồm mấy luận điểm chính?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 Câu 2. Các chất nào sau đây là đồng phân mạch carbon

  • A. CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(OH)-CH3
  • B. CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(CH3)-CH3
  • C. CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(Cl)-CH3
  • D. CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CHO-CH3

Câu 3: Chất nào sau đây gồm toàn liên kết đơn

  • A. C6H6
  • B. C5H10
  • C. C3H6
  • D. CH4

 Câu 4. Tổng số liên kết  và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là

  • A. 0                     
  • B. 1                     
  • C. 2                     
  • D. 3

 II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Thế nào là công thức cấu tạo hóa học? Lấy ví dụ minh họa

Câu 2 (2 điểm): Viết các đồng phân aldehyde và keton của C4H8O.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhận định không chính xác khi nói về đồng đẳng là

  • A. Là những chất hữu cơ tương tự nhau về thành phần, hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2
  • B. Có cùng công thức phân tử
  • C. Có cùng tính chất hóa học
  • D. Có cấu tạo hóa học khác nhau

Câu 2. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng đẳng của nhau

  • A. CH4 và C2H6
  • B. C2H6 và C4H10
  • C. C3H6 và C5H12
  • D. C2H6 và C3H8

Câu 3: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau

  • A. C2H5OH và CH3-O-CH3
  • B. C3H7OH và C2H5-O-CH3
  • C. C4H9OH và C2H5-O-C2H5
  • D. C2H5OH và CH3OH

 Câu 4. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau

  • A. C2H6; CH4; C4H10                                    
  • B. C2H5OH; CH2=CH-CH2OH
  • C. CH3-CO-CH3; CH3CHO
  • D. C2H4; C3H6; C4H6

 II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Đồng phân là gì? Có các loại đồng phân cấu tạo nào? Lấy vi dụ minh họa

Câu 2(2 điểm): Viết các đồng phân ancol và ete của C3H8O. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 13 Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ , đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 13

Bình luận

Giải bài tập những môn khác