Lý thuyết trọng tâm hóa học 11 kết nối bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 11 kết nối bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC 

1. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.

2. Trong phân tử chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.  Các nguyên tử carbon không những liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon (mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng)

3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học. Các nguyên tử trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

II. CÔNG THỨC CẤU TẠO

1. Khái niệm

Công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử được gọi là công thức cấu tạo.

2. Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo đầy đủ:

Công thức cấu tạo đầy đủ C4H10

Công thức cấu tạo thu gọn:

  • Dạng 1: Các nguyên tử nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử carbon được viết thành một nhóm
  • Dạng 2: Chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử carbon với nhóm chức, mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với 1 nguyên tử carbon (không biểu thị số nguyên tử hydrogen liên kết với mỗi nguyên tử carbon)

III. ĐỒNG PHÂN

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là chất đồng phân của nhau. 

Ví dụ:

  • Đồng phân mạch carbon:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{3}$

Đồng phân mạch carbon nhánh

  • Đồng phân loại nhóm chức:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH

CH$_{3}$-O-CH$_{2}$-CH$_{3}$

  • Đồng phân vị trí nhóm chức:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-OH

Đồng phân vị trí nhóm chức

IV. ĐỒNG ĐẲNG

Các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau nhiều nhóm CH$_{2}$ được gọi là các chất đồng đẳng của nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.

Ví dụ: 

Dãy đồng đẳngCông thức chungMột số hợp chất tiêu biểu
Alkane$C_{n}H_{2n+2}$ (n ≥ 1)$CH_{4},C_{2}H_{6},C_{3}H_{8}$,...
Alcohol no, đơn chức, mạch hở$C_{n}H_{2n+1}$OH (n ≥ 1)$CH_{3}OH,C_{2}H_{5}OH,C_{3}H_{7}OH$,...
Aldehyde no, đơn chức, mạch hở$C_{n}H_{2n+1}$CHO (n ≥ 0)$CH_{3}CHO,C_{2}H_{5}CHO,C_{3}H_{7}CHO$,...

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức hóa học 11 kết nối bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ, kiến thức trọng tâm hóa học 11 kết nối bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ, Ôn tập hóa học 11 kết nối bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác