Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 23 Hợp chất carbonyl. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất acetaldehyde trong công nghiệp là

  • A. ethanol    
  • B. ethane    
  • C. acetylene   
  • D. ethylene

Câu 2:  Aldehyde bị oxi hóa bởi

  • A. Nước bromine
  • B. Dẫn xuất halogen
  • C. Dung dịch acid
  • D. Alcohol

Câu 3: Chất không oxi hóa được aldehyde là

  • A. Br2/H2O
  • B. Copper (II) hydroxide
  • C. [Ag(NH3)2]OH
  • D. Alcohol

Câu 4: Aldehyde tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ( toC ) thu được kết tủa màu đỏ gạch là

  • A. Cu    
  • B. CuO
  • C. Cu2O    
  • D. Cả A và C

Câu 5: Phản ứng tráng bạc có thể xảy ra khi cho aldehyde tác dụng với

  • A. Br2/H2O
  • B. Copper (II) hydroxide
  • C. [Ag(NH3)2]OH
  • D. Alcohol

Câu 6: C4H8O có …. đồng phân là aldehyde mạch hở

  • A. 3    
  • B. 2     
  • C. 1     
  • D. 4

Câu 7: 2-methyl propanal là tên thay thế của chất có công thức cấu tạo thu gọn là

  • A. CH3CH2CH2CHO     
  • B. CH3CH2CHO    
  • C. (CH3)2CHCH2CHO    
  • D. (CH3)2CHCHO

Câu 8: Cho 7 gam chất A có CTPT C4H6O tác dụng với H2 dư có xúc tác tạo thành 5,92 gam isobutyl alcohol. Hiệu suất của phản ứng là

  • A. 85%    
  • B. 75%    
  • C. 60%    
  • D. 80%

Câu 9: Hydro hóa hoàn toàn 2,9 gam một aldehyde A được 3,1 gam alcohol. A có công thức phân tử là

  • A. CH2O   
  • B. C2H4O    
  • C. C3H6O   
  • D. C2H2O2

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 1 alcohol và 2 sản phẩm hợp nước của propene. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

  • A. 16,3%.    
  • B. 65,2%.    
  • C. 48,9%.    
  • D. 83,7%.

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: CTTQ của aldehyde no, mạch hở, 2 chức là

  • A. CnH2nO2 (n ≥1)    
  • B. CnH2n-2O2 (n ≥2)    
  • C. CnH2n-4O2( n ≥2)    
  • D. CnH2n+2O2 (n > 0)

Câu 2: CTTQ của aldehyde no, mạch hở, đơn chức là

  • A. CnH2nO (n ≥ 1)    
  • B. CnH2n-2O (n ≥ 2)    
  • C. CnH2n-4O (n ≥ 2)    
  • D. CnH2n+2O n > 0

Câu 3: Trong các hợp chất sau, hợp chất có tên thay thế là

  • A. Acetaldehyde    
  • B. Ethanal    
  • C. Propanal   
  • D. Ethan-1-one

Câu 4: Cho các công thức cấu tạo không phải của aldehyde là

  • A. H-CH=O    
  • B. O = CH - CH = O     
  • C. CH3 - CO - CH3    
  • D. CH3 - CH = O

Câu 5: Chất dùng để sản xuất acetic acid là

  • A. Acetaldehyde
  • B. Ethanal    
  • C. Propanal   
  • D. Ethan-1-one

Câu 6: Quá trình không tạo ra acetaldehyde là

  • A. CH3COOCH=CH2 + NaOH 
  • B. CH2=CH2 + H2O (to, HgSO4)
  • C. CH2=CH2 + O2 (to, xt) 
  • D. C2H5OH + CuO (to)

Câu 7: Số đồng phân có công thức phân tử C5H10O tham gia phản ứng tráng gương là

  • A. 3    
  • B. 4    
  • C. 5    
  • D. 6

Câu 8: Thể tích H2 (0oC và 2 atm) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam aldehyde acrylic là

  • A. 4,48 lít    
  • B. 2,24 lít    
  • C. 0,448 lít     
  • D. 0,336 lít

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đkc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

  • A. 176,4; 46,2; 18,9     
  • B. 156,8; 23,52; 18
  • C. 156,8; 46,2; 18,9    
  • D. 31,36; 23,52; 18

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 aldehyde X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đkc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. CTPT của Y là

  • A. C4H8O    
  • B. C4H6O2    
  • C. C5H8O2    
  • D. C5H10O

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C4H8O.

Câu 2 (4 điểm). Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX<MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Cho biết các hợp chất dưới đây có khối lượng phân tử gần tương đương nhau và có nhiệt độ sôi như sau:

 

CH3CH2CH2CH3

CH3CH2CHO

CH3CH2CH2OH

ts (°C):

-0,5

49

97,1

So sánh nhiệt độ sôi của hợp chất carbonyl với alkane và alcohol có khối lượng phần tử tương đương. Dựa vào khả năng tạo liên kết hydrogen và sự phân cực của phân tử để giải thích.

Câu 2 (4 điểm). Hợp chất hữu cơ X được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa 62,07%C; 10,34%H; còn lại là O (về khối lượng). Trên phổ MS của X, người ta thấy có peak ion phân tử [M+] với giá trị m/z bằng 58. Trên phổ IR của X có một tín hiệu đặc trưng trong vùng 1 670 – 1 740 cm−1. Chất X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. Xác định công thức cấu tạo của X.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Aldehyde bị khử khi tác dụng với 

  • A. H2/Ni, to
  • B. AgNO3/NH3
  • C. Br2
  • D. Cu(OH)2

Câu 2: Hợp chất carbonyl là

  • A. Các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonate
  • B. Các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonyl
  • C. Các hợp chất vô cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonate
  • D. Các hợp chất vô cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonyl

Câu 3 CTPT nào không thể là aldehyde

  • A. C4H8O    
  • B. C3H4O2    
  • C. C2H6O2    
  • D. CH2O

Câu 4. Hỗn hợp Y gồm 2 aldehyde đồng đẳng kế tiếp. Đốt hỗn hợp Y tạo 2,912 lít CO2 (đkc) và 2,34 gam H2O. Hai aldehyde thuộc loại

  • A. không no (có 1 liên kết π ở mạch C), 2 chức
  • B. no, đơn chức
  • C. no, 2 chức
  • D. không no (có 2 liên kết π trong mạch C), đơn chức

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Trình bày danh pháp của hợp chất hydrocarbon?

Câu 2 (2 điểm): Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa HCHO với các tác nhân sau:

a) Thuốc thử Tollens;

b) Cu(OH)2/NaOH.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ketone là hợp chất hữu cơ có 

  • A. Nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen
  • B. Nhóm -CHO chỉ liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon 
  • C. Nhóm -CO liên kết với hai gốc hydrocarbon
  • D. Nhóm -CO chỉ liên kết với một gốc hydrocarbon

Câu 2: Liên kết đôi C=O

  • A. Không phân cực
  • B. Phân cực về phía nguyên tử oxygen
  • C. Phân cực về phía nguyên tử carbon
  • D. Đáp án khác

Câu 3. Đốt cháy a mol một aldehyde thu được a mol CO2 . Aldehyde này có thể là

  • A. C2H5CHO    
  • B. CH3CHO    
  • C. HCHO    
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn aldehyde X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là

  • A. Aldehyde no, mạc hở, hai chức    
  • B. Aldehyde không no, mạch hở, hai chức
  • C. Acetaldehyde    
  • D. Aldehyde formic

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho biết khái niệm hợp chất carbonyl?

Câu 2(2 điểm): Hoàn thành các phản ứng sau:

a) HCHO + HCN →

 

b) CH3COCH(CH3)2 + I2 + NaOH →

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 23 Hợp chất carbonyl, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 23

Bình luận

Giải bài tập những môn khác