Giải SBT Hóa học 11 Kết nối bài 5 Ammonia - Muối Ammonium
Giải chi tiết sách bài tập Hóa học 11 Kết nối tri thức bài 5 Ammonia - Muối Ammonium. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
NHẬN BIẾT
Bài tập 5.1: Ở trạng thái lỏng nguyên chất, phân tử chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen với nhau?
A. Nitrogen. B. Ammonia. C. Oxygen. D. Hydrogen.
Trả lời
Chọn đáp án B.
Trong phân tử NH3 , nguyên tử N có độ âm điện lớn nên liên kết N−H phân cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử nitrogen. Sự phân cực này là đủ lớn để orbital s của nguyên tử hydrogen gần như trống, có khả năng xen phủ một phần với orbital chứa cặp electron chưa liên kết của nguyên tử N trong phân tử NH3 khác. Sự xen phủ này tạo liên kết hydrogen mạnh giữa các phân tử ammonia.
Bài tập 5.2: Khí nào sau đây dễ tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước?
A. Nitrogen. B. Hydrogen. C. Ammonia. D. Oxygen.
Trả lời
Chọn đáp án C.
Phân tử NH3 có một nguyên tử hydro phân cực và hình thành liên kết hydrogen với các nguyên tử O trong phân tử nước nên ammonia dễ tan trong nước.
Bài tập 5.3: Nhận định nào sau đây về phân tử ammonia không đúng?
A. Phân cực mạnh.
B. Có một cặp electron không liên kết.
C. Có độ bền nhiệt rất cao.
D. Có khả năng nhận proton.
Trả lời
Chọn đáp án C.
Ở điều kiện thường ammonia tồn tại ở trạng thái khí, hoá lỏng ở nhiệt độ −33 °C và hoá rắn ở −77 °C.
=> Ammonia có độ bền nhiệt thấp.
Bài tập 5.4: Khi tác dụng với nước và hydrochloric acid, ammonia đóng vai trò là
A. acid. B. base. C. chất oxi hoá. D. chất khử.
Trả lời
Chọn đáp án B.
Khi tác dụng với nước và hydrochloric acid, ammonia đóng vai trò là base.
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-
NH3 + HCl → NH4Cl
Bài tập 5.5: Trong phương pháp Ostwald, ammonia bị oxi hoá bởi oxygen không khí tạo thành sản phẩm chính là
A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2.
Trả lời
Chọn đáp án A.
Trong phương pháp Ostwald, phản ứng giữa ammonia và oxygen được thực hiện ở nhiệt độ 800 °C - 900 °C với xúc tác Pt tạo thành sản phẩm chính là NO.
4NH3 + 5O2 $\overset{t^{o},Pt}{\rightarrow}$ 4NO + 6H2O
Bài tập 5.6: Cho dung dịch NH3 vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
A. HCl. B. H2SO4. C. H3PO4. D. AlCl3.
Trả lời
Chọn đáp án D.
Trong dung dịch, một phần số phân tử amonnia nhận proton của nước, tạo ra ion OH−.
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH−
Ion OH− tác dụng với ion Al3+ để tạo ra Al(OH)3 kết tủa trắng:
Al3+ + 3OH− → Al(OH)3↓ (kết tủa trắng).
Bài tập 5.7: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3, phenolphthalein chuyển sang màu nào sau đây?
A. Hồng. B. Xanh. C. Không màu. D. Vàng.
Trả lời
Chọn đáp án A.
Dung dịch ammonia có môi trường base yếu làm hồng dung dịch phenolphtalein không màu.
Bài tập 5.8: Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây thu được sản phẩm chỉ gồm khí và hơi?
A. NaCl. B. CaCO3. C. KClO3. D. (NH4)2CO3.
Trả lời
Chọn đáp án D.
Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân huỷ khi nung nóng.
Nhiệt phân muối (NH4)2CO3 chỉ thu được khí NH3, CO2 và hơi nước theo phương trình sau:
(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
Bài tập 5.9: Phân biệt được dung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch
A. KC1. B. KNO3. C. KOH. D. K2SO4.
Trả lời
Chọn đáp án C.
Khi cho KOH tác dụng với NH4Cl và NaCl, với NH4Cl có hiện tượng là có khí mùi khai thoát ra, còn NaCl không có hiện tượng gì.
KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O
Bài tập 5.10: Trong nước, phân tử/ion nào sau đây thể hiện vai trò là acid Bronsted?
A. NH3. B. NH4+. C. NO3-. D. N2.
Trả lời
Chọn đáp án B.
Theo thuyết Bronsted, acid có khả năng cho proton (H+) và trong các đáp án trên, chỉ có ion NH4+ có khả năng cho H+.
THÔNG HIỂU
Bài tập 5.11: Cho các nhận định sau: Phân tử ammonia và ion ammonium đều
(1) chứa liên kết cộng hóa trị;
(2) là base Bronsted trong nước;
(3) là acid Bronsted trong nước;
(4) chứa nguyên tử N có số oxi hóa là −3.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Trả lời
Chọn đáp án A.
(1) Đúng.
(2) và (3): Sai, NH3 đóng vai trò là base Bronsted trong nước, NH4+ đóng vai trò là acid Bronsted trong nước.
(4) Đúng.
Bài tập 5.12: Các chất khí được thu vào bình theo đúng nguyên tắc bằng cách đẩy không khí (X, Y, Z) và đẩy nước (T) như sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. X là chlorine. B. Y là hydrogen.
C. Z là nitrogen dioxide. D. T là ammonia.
Trả lời
Chọn đáp án D.
- Khí X nặng hơn không khí nên thu bằng cách để xuôi bình.
- Khí Y nhẹ hơn không khí nên thu bằng cách để úp bình.
- Khí Z nặng hơn không khí nên thu bằng cách để xuôi bình.
=> A, B, C đúng.
- Khí T không tan trong nước nên thu bằng cách đẩy nước => T không thể là khí ammonia.
=> D sai.
Bài tập 5.13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ammonia là base Bronsted khi tác dụng với nước.
B. Ammonia được sử dụng làm chất làm lạnh.
C. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước.
D. Các muối ammonium đều rất bền với nhiệt.
Trả lời
Chọn đáp án D.
A đúng. NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH−. NH3 nhận H+ từ H2O để tạo thành NH4+ => NH3 là base theo Bronsted.
B đúng. Ammonia có ứng dụng là một tác nhân làm lạnh.
C. đúng. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước.
D sai. các muối ammonium đều kém bền với nhiệt.
Bài tập 5.14: Tiến hành thí nghiệm trộn từng cặp dung dịch sau:
(a) NH3 và AlCl3; (b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2; (c) NH4Cl và AgNO3; (d) NH3 và HCl.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trả lời
Chọn đáp án B.
(a) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3↓.
(b) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O.
(c) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓.
(d) NH3 + HCl → NH4Cl.
Các thí nghiệm thu được kết tủa là: (a), (b), (c).
Bài tập 5.15: Xét cân bằng hóa học: NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH−
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi cho thêm vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. NH4Cl. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Trả lời
Chọn đáp án C.
Đáp án A: Khi thêm vài giọt dung dịch NH4Cl làm tăng nồng độ ion NH4+, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Đáp án B: Khi thêm vài giọt NaOH làm tăng nồng độ ion OH−, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Đáp án C: Khi thêm vài giọt HCl làm tăng nồng độ ion H+, NH3 sẽ tác dụng với H+ để tạo ra NH4+, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Đáp án D: Khi thêm vài giọt NaCl thì cân bằng không làm ảnh hưởng tới sự chuyển dịch của cân bằng hoá học.
Bài tập 5.16: Xét cân bằng hóa học: NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH−
Hằng số cân bằng (KC) của phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức nào sau đây?
A. $K_{C}=\frac{[NH_{4}^{+}][OH^{-}]}{[NH_{3}]}$
B. $K_{C}=\frac{[NH_{4}^{+}][OH^{-}]}{[NH_{3}][H_{2}O]}$
C. $K_{C}=\frac{[NH_{4}^{+}][OH^{-}]}{[H_{2}O]}$
D. $K_{C}=\frac{[NH_{4}^{+}]}{[NH_{3}]}$
Trả lời
Chọn đáp án A.
Hằng số cân bằng của phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức: $K_{C}=\frac{[NH_{4}^{+}][OH^{-}]}{[NH_{3}]}$
Bài tập 5.17: Xét cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k) ∆H < 0
Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400 °C và 500 °C lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là
A. x < y. B. x = y. C. x > y. D. 5x = 4y.
Trả lời
Chọn đáp án C.
Nhiệt độ càng cao cân bằng càng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều nghịch. Vậy hiệu suất của phản ứng tại nhiệt độ thấp là lớn hơn nhiệt độ cao hay x > y.
Bài tập 5.18: Xét cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) ∆H < 0
Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là
A. 5x = 4y. B. x = y. C. x > y. D. x < y.
Trả lời
Chọn đáp án D.
Khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (chiều làm giảm số mol khí), tức là cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Vậy càng tăng áp suất thì hiệu suất tạo ra NH3 càng lớn hay x < y.
Bài tập 5.19: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 450 °C có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 10%.
Trả lời
Chọn đáp án B.
Giả sử số mol của N2 là 1 mol, H2 là 4 mol.
PTHH: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)
Ban đầu: 1 4 (mol)
Phản ứng: x 3x 2x (mol)
Cân bằng: 1 - x 4 - 3x 2x (mol)
Vì hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4 => MY = 4.2 = 8 g/mol.
Khối lượng hỗn hợp X là: mX = 1.28 + 4.2 = 36 g.
Số mol khí có trong hỗn hợp Y là: nY = 1 - x + 4 - 3x + 2x = 5 - 2x.
Khối lượng hỗn hợp Y là: mY = (5 - 2x).8 = 40 - 16x.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX = mY => 36 = 40 - 16x => x = 0,15 mol.
Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là: H = $\frac{0,25}{1}$.100% = 25%.
Bài tập 5.20: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 450 °C có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25%. B. 23%. C. 16%. D. 20%.
Trả lời
Chọn đáp án D.
Giả sử số mol của N2 là 1 mol, H2 là 4 mol.
PTHH: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)
Ban đầu: 1 4 (mol)
Phản ứng: x 3x 2x (mol)
Cân bằng: 1 - x 4 - 3x 2x (mol)
Tổng số mol khí hỗn hợp sau khi phản ứng kết thúc là: 1 − x + 4 − 3x + 2x = 5 – 2x (mol)
Số mol khí giảm là 2x mol, và giảm 8% so với hỗn hợp khí ban đầu có 5 mol khí
=> 2x = 8%.5 => x = 0,2 mol.
Từ phương trình hoá học, nhận thấy phản ứng tổng hợp sẽ đi theo mol khí N2 (H2 dư) nên hiệu suất tổng hợp của phản ứng trên là:
H = $\frac{0,2}{1}$.100% = 20%.
VẬN DỤNG
Bài tập 5.21: a) Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch (NH4)2CO3 lần lượt tác
dụng với lượng dư các dung dịch: HCl, Ba(OH)2.
b) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt ba dung dịch: NH4NO3, KNO3, NH4Cl.
Trả lời
a) (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + 2NH3 + 2H2O
b) Sử dụng lần lượt hai dung dịch thuốc thử là NaOH và AgNO3 như sau:
| NH4NO3 | KNO3 | NH4Cl |
NaOH | Khí mùi khai | Không | Khí mùi khai |
AgNO3 | Không |
| Kết tủa trắng |
Các phương trình hóa học:
NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3 + H2O
NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
NaOH + NH4Cl → AgCl + NH4NO3
Bài tập 5.22: Sự phụ thuộc của độ tan khí ammonia trong nước vào nhiệt độ được mô tả ở hình bên.
Dựa vào đồ thị ở hình bên, hãy xác định:
a) Độ tan của ammonia ở 30 °C. Nhận xét về tính tan của ammonia ở nhiệt độ này.
b) Nồng độ phần trăm của dung dịch ammonia bão hòa ở 30 °C.
c) Độ tan của ammonia ở 60 °C. So sánh với độ tan của ammonia ở 30 °C. Giải thích.
Trả lời
a) Ở 30 °C, độ tan của ammonia là 40 g NH3/100 g nước.
Nhận xét: Ở nhiệt độ này, ammonia tan tốt trong nước.
b) Nồng độ phần trăm của ammonia bão hòa:
C% = $\frac{40}{40+100}$.100% = 28,6%
c) Độ tan của ammonia ở 60 °C là 15 g NH3/100 g nước.
Nhận xét: Độ tan của ammonia ở 60 °C đã giảm mạnh so với ở 30 °C.
Giải thích : Ở nhiệt độ cao hơn, các phân tử ammonia chuyển động nhiệt mạnh hơn, thoát khỏi dung dịch nhiều hơn, dẫn đến độ tan giảm.
Bài tập 5.23: Trong công nghiệp, nitrogen được sản xuất từ nguồn nguyên liệu dồi dào là
không khí. Giả thiết không khí chứa 78% N2, 21% O2 và 1% Ar về thể tích.
Cho biết nhiệt độ sôi của các chất trên lần lượt là –196 °C, −183 °C và –186 °C.
Em hãy nêu nguyên tắc sản xuất N2 từ không khí.
Trả lời
Nguyên tắc sản xuất nitrogen từ không khí là chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Đầu tiên sẽ hoá lỏng không khí bằng cách tăng áp suất và làm lạnh xuống dưới –196 °C. Sau đó, tăng dần nhiệt độ, đến –196 °C thì nitrogen sôi và thoát ra; –186 °C thì argon sôi và thoát ra; chất lỏng còn lại là oxygen.
Bài tập 5.24: Xét cân bằng của dung dịch NH3 0,1 M ở 25 °C:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- KC = 1,74.10-5
Bỏ qua sự phân li của nước. Xác định giá trị pH của dung dịch trên.
Trả lời
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- KC
Ban đầu: 0,1 (mol/L)
Cân bằng: 0,1 - x x x (mol/L)
$K_{C}=\frac{x.x}{0,1-x}=1,74.10^{-5}$ => x = 1,32.10-3 => pOH = -lgx = 2,88
=> pH = 14 - pOH = 11,12.
Bài tập 5.25: Xét cân bằng trong dung dịch gồm NH4Cl 0,10 M và NH3 0,05 M ở 25 °C:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- KC = 1,74.10-5
Bỏ qua sự phân li của nước. Xác định giá trị pH của dung dịch trên.
Trả lời
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- KC
Ban đầu: 0,05 0,10 (mol/L)
Cân bằng: 0,05 - x 0,10 + x x (mol/L)
$K_{C}=\frac{x.(0,10+x)}{0,05-x}=1,74.10^{-5}$ => x = 0,87.10-5 => pOH = -lgx = 5,06
=> pH = 14 - pOH = 8,94.
Bài tập 5.26: Tại một nhà máy phân bón, ammophos được sản xuất từ ammonia và phosphoric acid, thu được NH4H2PO4 và (NH3)2HPO4 với tỉ lệ mol là 1 : 1.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích khí ammonia (đkc) cần dùng để tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 5,88 tấn phosphoric acid. Tính khối lượng ammophos thu được.
Trả lời
a) Phương trình hoá học sản xuất ammophos:
NH3 + H3PO4 → NH4H2PO4
2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4
b) Số mol phosphoric acid đã phản ứng = 60 000 mol.
Số mol ammonia cần dùng = 30 000 + 30 000 - 2 = 90 000 (mol).
Thể tích ammonia = 24,79 - 90 000 = 2 231 100 (lít) = 2 231,1 m.
Khối lượng ammophos thu được: 5,88 +1,53 = 7,41 (tấn).
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận