Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8 Văn bản 1. Bản đồ dẫn đường
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 8 Văn bản 1. Bản đồ dẫn đường sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VĂN BẢN 1. BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG
(Đa-ni-en Gốt-li-ép)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS cần theo dõi cách diễn giải của tác giả về ý nghĩa của hình ảnh “bản đồ dẫn đường” để nhận thức được rằng: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mà mục đích đã xác thực.
- HS hiểu được đặc điểm của một VB nghị luận, các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài. Không chỉ nhận biết được từng yếu tố riêng lẻ, mà quan trọng hơn, phải thấy mối quan hệ giữa chúng. Qua đọc VB, HS cũng nắm được cách tổ chức một VB nghị luận (giới thiệu vấn đề, triển khai vấn đề, sắp xếp các ý, phối hợp bằng chứng với lí lẽ, sử dụng những đoạn kể chuyện cho mục đích nghị luận,…)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bản đồ dẫn đường.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bản đồ dẫn đường.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- HS có trách nghiệm với bản thân và với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn Đa-ni-en Gốt-li-ép;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Giúp HS huy động trải nghiệm, vốn hiểu biết của mình, chuẩn bị tâm thế tích cực và hứng thú để đọc VB Bản đồ dẫn đường một cách hiệu quả.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận từ việc quan sát hình ảnh.
c. Sản phẩm:Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS hoàn thành hai nhiệm vụ
+ Câu hỏi thứ nhất dẫn dắt: Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ? GV chuẩn bị một tấm bản đồ (của một thành phố) cho HS quan sát và hiểu được vai trò của nó đối với du khách lần đầu tiên đến thành phố.
+ Câu hỏi thứ hai: Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn? khá trừu tượng, vì con đường được nói đến ở đây không còn mang nghĩa gốc, mà là nghĩa bóng, nghĩa chuyển.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho các nhóm HS thảo luận ý kiến và cử đại diện trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ sung định hướng kết nối với nội dung VB, rút ra nghĩa quan trọng: Khi lần đầu tiên có mặt ở một miền đất lạ, tấm bản đồ có tác dụng chỉ đường, giúp ta đến được nơi cần đến. Liên hệ thêm: Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, chúng ta có thể tìm đường đi trên Google – một ứng dụng tìm địa chỉ trên điện thoại thông minh.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trưởng thành luôn là một giai đoạn quan trọng của cuộc đời mỗi người mà ai cũng phải trải qua. Từng kỉ niệm, trải nghiệm và bài học trên mỗi bước chân đường đời, có hạnh phúc, vui vẻ, có vấp ngã, đau khổ, nhưng đó cũng đã mang lại cho ta nhiều ý nghĩa. Đến với chủ đề Trái nghiệm để trưởng thành ngày hôm nay, chúng ta sẽ được tiếp xúc với một số văn bản nghị luận bàn về nhiều vấn đề của cuộc sống. Một trong số đó, chúng ta cùng trải nghiệm trong văn bản đầu tiên mang tên Bản đồ dẫn đường.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành theo hai ý: + Ý thứ nhất, GV dẫn dắt: Ở lớp 6, các em đã thực hiện hai bài viết về trải nghiệm, đồng thời nội dung các VB đọc cũng đề cập nhiều đến trải nghiệm của các nhân vật. GV đặt câu hỏi: - Em hiểu thế nào là trải nghiệm? - Trải nghiệm của em thường gắn với những sự kiện diễn ra ở môi trường nào? + Ý thứ hai định hướng để HS đọc và suy ngẫm đoạn thứ hai. - GV yêu cầu HS nêu tên những VB có sẽ học trong chủ đề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 8. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | I. Tri thức ngữ văn 1. Giới thiệu bài học - Trải nghiệm để trưởng thành – tên bài học hàm chứa hai vế: trải nghiệm và trưởng thành - Các văn bản thuộc chủ đề: + Bản đồ dẫn đường + Hãy cầm lấy và đọc + Nói với con
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác