Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 2. Gò me

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 4 Văn bản 2. Gò me sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

VĂN BẢN 2. GÒ ME

(Hoàng Tố Nguyên)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, nỗi nhớ da diết của nhà thơ khi phải xa quê hương yêu dấu của mình, thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,... trong bài thơ.

- Thông qua việc phân tích dòng hồi tưởng của tác giả, phân tích sự xáo trộn các bình diện thời gian - di chuyển điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ rồi từ quá khứ trở về hiện tại, HS cảm nhận được hình ảnh Gò Me hiện lên với vẻ đẹp nên thơ, sống động.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gò Me.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gò Me.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Bồi đắp cho HS những tình yêu thương co người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Gò Me.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một vùng đất từng đến thăm.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động chia sẻ:

1. Em đã biết bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc và chia sẻ nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

2. Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

- GV gợi ý: bài thơ đã học Cửu Long Giang ta ơi – Nguyên Hồng (Ngữ văn 6)

        Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2-3 HS chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Thiên nhiên Việt Nam – một đất nước nằm ở xứ sở nhiệt đới luôn xanh tươi bốn mùa. Mỗi miền đất lại có những vẻ đẹp riêng. Đến với mảnh đất Nam Bộ ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một địa danh với vẻ đẹp nên thơ, sống động. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu văn bản Gò Me.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Gò Me.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Gò Me.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả và thông tin tác phẩm Gò Me.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc bài, lưu ý cách đọc: diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng, phù hợp với âm điệu, vần, nhịp của từng dòng thơ.

+ Đoạn đầu: giọng vui tươi, tự hào

+ Đoạn hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với quê hương: giọng tha thiết, sâu lắng.

- GV lưu ý HS khi đọc cần nhìn các chỉ dẫn bên phải văn bản.

- HS tìm hiểu những từ khó: lúa nàng keo, lúm đồng tiền, nọc cấy, sắc lịch, trã, lụy….

- GV yêu cầu HS xác định thể thơ, phương thức biểu đạt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt văn bản.

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc bài.

- GV yêu cầu HS: xác định thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, chú ý các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

GV giới thiệu thêm: Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên có số phận đặc biệt. Được sinh ra ở Gò Công, Tiền Giang nhưng ông sớm rời quê lên Sài Gòn. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời. Thơ Hoàng Tố Nguyên đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu đất nước, quê hương. Bài thơ Gò Me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 - thời kì đất nước bị chia cắt.

 Nội dung bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

- Thể loại: thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: tự sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác giả

- Tên: Hoàng Tố Nguyên

- Năm sinh – năm mất: 1929-1975

- Quê quán: Tiền Giang

- Phong cách nghệ thuật: đậm chất Nam Bộ, thể hiện tình yêu và lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Gò Me (1957), Đất nước (1956), Con tàu trắng (1970)…

3. Tác phẩm

- Sáng tác năm 1956

- Hoàn cảnh: Đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác