Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8 Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 8 Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trong tư cách người nói, HS nêu được vấn đề đời sống và trình bày ý kiến về vấn đề một cách có cơ sở (có lí lẽ và bằng chứng cụ thể), giải thích, bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
- Trong tư cách người nghe, HS thể hiện quan điểm của mình về vấn đề đời sống được bàn luận, biết đối thoại với ý kiến người trình bày, tán thành với ý kiến đó nếu thấy đủ sức thuyết phục.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- HS tham gia tích cực vào nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi để HS xác định được sự việc đó nên dùng lời tán thành hay phản đối.
c. Sản phẩm: HS nhận biết được sự việc đúng hay sai
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tán thành hay phản đối?”
- GV phổ biến luật chơi: GV chiếu một vài sự việc, hiện tượng trong đời sống. HS quan sát tranh, gọi tên sự việc, hiện tượng đó và chọn tán thành hay phản đối. HS nào giơ tay trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được tuyên dương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực, hào hứng tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời, HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá tinh thần tham gia chơi trò chơi của lớp và chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận, người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hành Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
c. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà các khâu chuẩn bị của bài nói, để khi đến lớp, các em có thể tiến hành kể chuyện theo yêu cầu của bài. · Xác định mục đích nói và người nghe: - GV lưu ý HS về sự cần thiết của việc xác định mục đích nói và đối tượng nghe bằng việc gợi dẫn và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: + Khi tiến trình bày ý kiến vè một vấn đề đời sống, chúng ta nhằm hướng tới điều gì? + Ai là người mà chúng ta muốn chia sẻ những điều này?
· GV hướng dẫn các bước chuẩn bị nội dung nói và tập luyện: - Chuẩn bị nội dung nói: + GV nhắc HS: Từ đề tài đã chọn, HS cần xây dựng dàn ý chi tiết, gồm đầy đủ các phần, ghi chú cách trình bày từng phần, các ý cụ thể, những lí lẽ và bằng chứng cần sử dụng,… GV hướng dẫn HS rút gọn bài viết thành dàn ý bài nói nếu phần Nói thực hiện trên một bài viết. GV chú ý HS cách mở đầu bài nói có những diểm khác với bài viết. Phần triển khai các ý cấn rõ ràng, có ghi chú các số liệu, bằng chứng cụ thể để tiện sử dụng khi trình bày. + GV hướng dẫn HS lựa chọn từ ngữ: Căn cứ vào đề tài và nội dung nói, ghi lại một số từ ngữ cần sử dụng, nhất là những từ ngữ thể hiện thái độ tán thành hay phản đối ý kiến, chẳng hạn: theo quan điểm của tôi, cần phải thấy được rằng, có thể khẳng định, chắc chắn là, không thể quan niệm rằng, điều đó khó chấp nhận ở đây là,… - Tập luyện: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. GV hướng dẫn HS luân phiên cả hai tư cách: người nói và người nghe để phát triển kĩ năng nói và nghe hài hòa. + Khi ở vị trí người nói, chú ý tập luyện cách trình bày, cách bảo vệ ý kiến của mình. + Khi ở vị trí người nghe, cần biết cách theo dõi, có thể phản bác hay nêu thắc mắc nếu thấy lí lẽ của người nói chưa chắc chắn, bằng chứng chưa phù hợp. + Sau tập luyện, phải trao đổi nhóm để rút kinh nghiệm về nội dung và cách trình bày, kinh nghiệm về sự tương tác nói – nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, tìm hiểu đề, chuẩn bị bài nói và tập luyện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả chuẩn bị của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Chuẩn bị bài nói
- Xác định mục đích nói và người nghe. + Mục đích nói: Trình bày để người nghe hiểu đúng bản chất, thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống, từ đó lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp. + Người nghe: Khi bài nói được trình bày trong giờ học, người nghe là HS trong lớp và GV. Với tình huống khác, người nghe có thể là các bạn trong lớp, trong trường và những ai quan tâm đến vấn đề
- Lựa chọn nội dung bài nói. + Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8 này. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý. + Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày + Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến + Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng
- Tập luyện
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì
- 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án