Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Trả bài
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 4 Trả bài sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TRẢ BÀI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu rõ được những yêu cầu khi làm bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, năng lực giao tiếp.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Năng lực tiếp thu luyện kỹ năng sửa chữa lỗi trong bài kiểm tra của bản thân và của bạn.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc chỉnh sửa những lỗi trong bài kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- SGK
- Bài của học sinh, đề bài, hướng dẫn chấm – biểu điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức trong đề kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
b. Nội dung: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Sản phẩm: Hs chuẩn bị kiến thức đã có trong đề kiểm tra
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Em đã xem lại phần kiến thức đã kiểm tra trong bài kiểm tra hôm trước chưa?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay sẽ nhận xét và chữa bài kiểm tra bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhắc lại, khắc sâu yêu cầu của kiểu bài
a. Mục tiêu: Hiểu rõ được những yêu cầu của kiểu bài.
b. Nội dung: HS sử dụng bài làm, so sánh với đáp án GV đưa ra.
c. Sản phẩm học tập: HS so sánh bài làm với đáp án.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nhắc lại yêu cầu chung của kiểu bài và những bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. GV nhắc lại các lưu ý khi làm bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc ● Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường…sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...). ● Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em (Người đó có đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình, tính cách? Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và họ đã làm gì?). ● Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động, không thể nào quên,... đối với sự việc đó). ● Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...). ● |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác