Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 4. Một số câu tục ngữ việt nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 6 Văn bản 4. Một số câu tục ngữ việt nam sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VĂN BẢN 4. MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được:
+ Về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc; phần lớn có vần điệu, nhịp nhàng, cân đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp.
+ Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống.
- HS hiểu được, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác ngôn từ dân gian, thấy được tương quan giữa tục ngữ với các loại sáng tác ngôn từ dân gian khác như ca dao, vè,… Từ đó, các em có khả năng đọc hiểu những câu tục ngữ lưu truyền trong đời sống, biết vận dụng trong một số tình huống giao tiếp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Hiểu biết và trân trọng những nét đẹp của văn học dân gian Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Một số câu tục ngữ Việt Nam.
b. Nội dung: GV GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS suy nghĩ trả lời.
c. Sản phẩm: HS nhận diện và trả lời được câu hỏi gợi mở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS theo gợi ý trong SGK:
+ Khi trò chuyện vói người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.
+ Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
+ Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”. Sử dụng thành ngữ trên khi quan sát trên bầu trời: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão. Đây là kinh nghiệm dự báo bão, cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
+ Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời sống đã được đúc kết, mang tính chính xác. Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS có những câu trả lời hay và thu vị.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tục ngữ là một kho tàng những câu nói dân gian phong phú và đa dạng. Người ta vẫn thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời sống đã được đúc kết, mang tính chính xác cao. Vốn dĩ tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu ổn định và dễ thuộc, dễ nhớ, nên không chỉ sử dụng trong văn học, mà tục ngữ còn dùng trong tình huống giao tiếp thường ngày. Trong bài học hôm nay – Một số câu tục ngữ Việt Nam, chúng ta sẽ cùng đi khám phá thêm thật nhiều những câu tục ngữ dân gian dể nâng cao hiểu biết và tri thức văn học của mình nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS đọc diễn cảm văn bản, nắm được nghĩa những từ ngữ khó, xác định được thể loại và phân chia bố cục trong bài Một số câu tục ngữ Việt Nam.
b. Nội dung:HS sử dụng SGK, đọc văn bản chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: HS đọc diễn cảm, ghi nghĩa những từ khó, xác định được thể loại và chia bố cục vào trong vở.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 15 câu tương đối ngắn gọn của văn bản - GV nhắc HS lưu ý các thẻ chiến lược đoc bên phải để nhận diện nhanh các chủ đề và đặc điểm chung về hình thức (số dòng, số tiếng, nhịp, vần) của các câu tục ngữ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của những từ ngữ khó được chú thích ở dưới chân trang: cần, tày, nề - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu xuất xứ, thể loại và phân chia bố cục của văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc diễn cảm văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một vài HS đọc diễn cảm văn bản 2-3 lượt lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung Đọc văn bản - Xuất xứ: Trích Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1 và tập 2 do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân. - Thể loại: tục ngữ - Bố cục: + Câu 1 đến câu 5: chủ đề về kinh nghiệm thời tiết + Câu 6 đến câu 8: chủ đề về kinh nghiệm sản xuất + Câu 9 đến câu 15: chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội.
|
Bình luận