Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 3. Con mối và con kiến

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 6 Văn bản 3. Con mối và con kiến sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

ĐỌC VĂN BẢN

 VĂN BẢN 3. CON MỐI VÀ CON KIẾN

(Nam Hương)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học.

-  HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề; nhận biết được thông điệp, bài học mà VB muốn gửi đến người đọc.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con mối và con kiến

- Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con mối và con kiến.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

-  HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn Nam Hương;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Con kiến và con mối.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS miêu tả nội dung và cảm nhận về bức tranh minh họa.

c. Sản phẩm: Miêu tả và cảm nhận của HS về bức tranh minh họa.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh minh họa trong SGK lên màn hình và yêu cầu HS mô tả và đưa ra cảm nhận về những gì diễn tả trong bức tranh:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những gì mình quan sát và cảm nhận:

Dự kiến sản phẩm: Bức tranh vẽ hai hình ảnh đối lâp giữa con mối đang ngồi ung dung trên bàn ăn, còn những con kiến lại cực khổ kiếm từng miếng ăn.  

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS có câu trả lời hay và môt tả thú vị. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những loài động vật nhỏ bé luôn đáng được trân trọng hơn bao giờ hết. Trong thế giới ấy, có những con mối và con kiến hiện lên với hai trạng thái đối lập nhau. Muốn biết tại sao chúng lại trái ngược nhau thì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu văn bản ngày hôm nay Con mối và con kiến.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài thơ, nắm được nghĩa những từ ngữ khó trong bài Con mối và con kiến.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm và các kiến thức liên quan đến bài học Con mối và con kiến

c. Sản phẩm học tập: HS đọc diễn cảm, nêu được một số nét về tác giả Nam Hương và thông tin tác phẩm Con mối và con kiến.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản. GV đọc mẫu khổ đầu, một số HS đọc các khổ tiếp theo.

- GV lưu ý HS về giọng đọc, tốc độ, âm lượng và biểu cảm khi đọc (nhất là khi đọc đến lời thoại nhân vật).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc phân vai, một bạn là mối, một bạn là kiến.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của những từ ngữ khó được chú thích: nhẫn, ồ ề, ghế chéo, vun thu, xứ sở.

- GV nêu câu hỏi: Hãy xác định bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt của bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc diễn cảm văn bản.

- HS thực hành đọc phân vai.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ trước lớp.

- GV gọi 1 nhóm đại diện lên đọc phân vai theo lời nhân vật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục giới thiệu về nhà văn Nam Hương, kết hợp với sự tìm hiểu ở nhà để: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV giới thiệu thêm về nhà văn Nam Hương.

+ Nam Hương (1899-1960) sinh ra va lớn lên tại Hà Nội.

+ Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng chuyên viết nhiều về thể loại truyện ngụ ngôn.

+ Những sáng tác của ông mang màu sắc trong sáng, hồn nhiên, sinh động với những hình ảnh gần gũi với mọi người, đặc biệt ông có tập thơ Bài ca Trẻ con (1936) sáng tác dành riêng cho thiếu nhi.

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu … tủ hòm thiếu đâu?: Lời hỏi của con mối.

+ Phần 2: Còn lại: Lời đáp của con kiến

- Thể loại: truyện thơ ngụ ngôn.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác giả

- Tên: Nam Hương

- Năm sinh – năm mất: 1899 – 1960

- Quê quán: Hà Nội

- Thể loại sáng tác: truyện ngụ ngôn, thơ ca.

- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương.

- Tác phẩm tiêu biểu: Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Thơ ngụ ngôn (1937), Bài hát trẻ con (1936),…

 

3. Tác phẩm

- Trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn.

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì
  • 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Chat hỗ trợ - 0386 168 725

Giải bài tập những môn khác