Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách viết một bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, trình bày được cảm xúc, suy nghĩ về một co người hoặc sự việc để lại cho mình ấn tượng sâu sắc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn về biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống, có những con người, những sự việc nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc không thể quên? Hãy chia sẻ với cả lớp cảm nghĩ về con người hoặc sự việc đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống hay khi đọc một tác phẩm văn chương, em có ấn tượng đặc biệt về một người thân quen hoặc một sự vật, một nhân vật, vậy em sẽ bộc lộc tình cảm, suy nghĩ về người hoặc sự vật đó như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách làm bài văn biểu cảm về người hoặc sự vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi làm bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi làm bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng câu hỏi: Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. - HS dựa vào SHS, trang 98 để trình bày các yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. - Sau khi HS trả lời, GV khái quát lại các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. GV có thể phân tích thêm đế HS hiểu rõ vì sao kiểu bài văn này lại cần phải đáp ứng những yêu cầu đó.
| 1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc ● Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường…sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...). ● Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em (Người đó có đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình, tính cách? Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và họ đã làm gì?). ● Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động, không thể nào quên,... đối với sự việc đó). ● Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...). |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện - GV đặt câu hỏi, HS theo dõi văn bản và trả lời: + Bài văn có bố cục mấy phần? + Đối tượng biểu cảm trong bài văn là ai? + Tác giả bày tỏ tình cảm ấn tượng ban đầu như thế nào về đối tượng? + Bài văn đã nêu những đặc điểm nổi bật nào về đối tượng? + Người viết đã bộc lộ tình cảm, suy nghĩ như thế nào về đối tượng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ghi lên bảng. | 2. Phân tích bài viết tham khảo - Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội - Tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng: xúc động trước nhân cách cao đẹp, hết lòng làm thiện nguyện. - Những đặc điểm nổi bật về đối tượng được người viết nhắc đến: + Tuổi tác + Hoàn cảnh sống: bán hàng ở chợ, điều kiện không dư dả gì. + Công việc: bà nhận cưu mang, nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Bà tham gia các hoạt động thiện nguyện khác - Tình cảm của người viết: cảm phục, kính trọng, gần gũi, ấm áp. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác