Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 3 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 3 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn về phân tích đặc điểm nhân vật
- Năng lực tiếp thu tri thức , nắm được các yêu cầu khi phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: trong các văn bản đã học, nhân vật nào để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhân vật văn học là linh hồn của tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Với dạng bài yêu cầu phân tích nhân vật thì nhiệm vụ của chúng ta là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó đồng thời thể hiện được “ý đồ” mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật ấy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các kĩ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi làm bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi làm bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS, hãy trả lời câu hỏi: Theo em, một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. ● Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: Trong phần Mở bài, HS cấn nêu rõ nhân vật văn học mình sẽ phân tích là ai. ● Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. ● Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: Phân tích nhân vật đòi hỏi người đọc phát hiện, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. ● Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Phát hiện ra những chi tiết quan trọng về nhân vật giúp ta có căn cứ suy luận chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm về đời sống của tác giả. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Con mèo tuyệt vời nhất thế giới! - GV đặt câu hỏi: Phần nào, câu nào đã giới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học? - GV yêu cầu thảo luận theo nhóm: Nhóm 1,3:
+ Đọc đoạn (2), (3) của bài văn: ● Chỉ ra các câu nêu đặc điểm của nhân vật. ● Chỉ ra một số câu nêu các bằng chứng trong tác phẩm. Nhóm 2,4:
+ Đọc đoạn (4), (5) của bài văn: ● Chỉ ra các câu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. ● Chỉ ra các câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ghi lên bảng. | 2. Phân tích bài viết tham khảo
- Phần mở bài đã giới thiệu về nhân vật được phân tích: chú mèo tên Gióc-ba trong tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay. - Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua các câu văn: + Ngoại hình: Nhân vật Gióc-ba bắt đầu xuất hiện từ chương 2 và lập tức gây chú ý với dáng vẻ bề ngoài rất khác biệt: “Con mèo mun to đùng, mập ú”, bộ lông đen óng như than, đen từ đầu tới chân, trừ một túm lông trắng dưới cằm. + Tính cách: ● Đó là sự quả quyết, dũng mãnh khi Gióc-ba trừng trị hai tên mèo hoang láo xược và lũ chuột gian xảo… ● Đó là lòng tự trọng khi Gióc-ba vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đề thực hiện tất cả những lời hứa của mình….. hiện lên như một con người có trái tim nhân hậu và tâm hồn sâu sắc.
- Câu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: ● Nhân vật Giocd-ba dược Lu-i-Xe-pun-ve-da khắc họa qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác…. ● Nghệ thuật nhân hóa tài tình khiến Gióc-ba hiện lên rất sống động…. ● Lời kể chuyện vừa giàu cảm xúc vừa hài hước, tươi vui. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác