Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 4 Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Thông qua việc thực hiện các bài tập của phần Thực hành tiếng Việt, HS hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh.
- HS củng cố kiến thức về biện pháp tu từ thông qua việc nhận biết và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Thái độ học tập nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về số từ.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS tìm hiểu về số từ.
c. Sản phẩm: xác định được ý nghĩa của từ dùng trong câu thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chỉ ra sự khác biệt của từ “áo nâu” trong ví dụ sau đây. Dựa vào đâu để nhận biết nghĩa của từ “áo nâu” trong từng ví dụ đó?
(1)
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(2) Tôi mua biếu bà một chiếc áo nâu.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
Đáp án: Trong ví dụ (1), áo nâu để chỉ những người nông dân nói chung, là trang phục gắn liền với người nông dân, trở thành biểu tượng của người nông dân. Với ví dụ (2), áo nâu chỉ một loại áo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã trả lời đúng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong những ngữ cảnh khác nhau, từ ngữ sẽ mang những nét nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức liên quan đến ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Nhận biết số từ trong SHS, trang 89 và cho biết: Ngữ cảnh là gì? Nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh? - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ trang 93 để hiểu thêm nghĩa của từ “thơm”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, nêu khái niệm về ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | I. Lí thuyết - Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. + Bối cảnh trong văn bản. gồm những đơn vị ngôn ngữ (tử, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh). + Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác