Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 2. Ếch ngồi đáy giếng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 6 Văn bản 2. Ếch ngồi đáy giếng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VĂN BẢN 2. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Trang Tử)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học.
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề; nhận biết được thông điệp, bài học mà VB muốn gửi đến người đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ếch ngồi đáy giếng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ếch ngồi đáy giếng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà triết gia Trang Tử;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Ếch ngồi đáy giếng.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ cảm nhận sau khi xem xong hình ảnh con ếch ngồi đáy giếng
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem hình ảnh con ếch ngồi đáy giếng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. GV chiếu hình ảnh con ếch đang ngồi ở đáy giếng và yêu cầu HS quan sát và mô tả hình dạng, đặc điểm của con ếch trong bức hình.
2. GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu hỏi: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay phát biểu về câu hỏi 1: Ếch ngồi ở đáy giếng trong tư thế rất ung dung, kiêu ngạo và luôn hướng lên phía trên trời.
- GV gọi 2-3 HS chia sẻ các hiểu về câu hỏi gợi mở.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mô tả sinh động về hình ảnh trong tranh và có những cách hiểu hết sức thú vi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ câu nỏi “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi” chúng ta có thể thấy nhân vật “anh ta” ở đây đã nhận ra được tầm nhận thức của bản thân mình về cuộc sống rất hạn hẹp. Hơn nữa, có thể thấy trước đó nhân vật này rất chủ quan, coi thường thực tế. Muốn biết tại sao lại như vậy, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vào bài học mới ngày hôm nay, văn bản Ếch ngồi đáy giếng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả và thông tin tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS cách đọc, chú ý ngắt nhịp, giọng đọc, âm lượng, tốc độ. - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc văn bản. - GV yêu cầu chú ý phần chỉ dẫn theo dõi và hình dung bên phải văn bản để giúp HS chú ý và ghi nhớ, nhưng không làm gián đoạn việc đọc. - GV yêu cầu HS xác định thể loại, bố cục của văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc văn bản, chú ý các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp làm các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận về một khía cạnh thông tin về tác giả: năm sinh, năm mất, quê quán, cuộc đời, phong cách sáng tác, sự nghiệp văn học, những đóng góp,… - GV yêu cầu HS tìm hiểu vài nét về tác phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK kết hợp với sự tìm hiểu ở nhà để tham gia thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - Gv bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả Thanh Thảo: + Trang Tử (khoảng năm 369 – 286 trước công nguyên) là một nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. + Ông sống vào thời Chiến quốc, làm quan tại Vườn Sơn, sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời. + Chí khí của Trang Tử giống như căn bản nên tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoảng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dựu vào tranh quyền đoạt lợi, tránh xa những hệ lụy cuộc đời. + Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác là Nam Hoa kinh) là một tác phẩm kinh điển của ông gồm 55 thiên truyện. Tác phẩm vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, vừa đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc. | I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Thể loại: truyện ngụ ngôn - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu … một lát coi cho biết?: Lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng. + Phần 2: Còn lại: Lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.
2. Tác giả - Tên: Trang Tử - Năm sinh – năm mất: khoảng năm 369 – 286 trước Công nguyên. - Quê quán: Đất Mông (thuộc tỉnh Hà Nam), Trung Quốc - Thể loại sáng tác: kinh thư, sử ký. - Tác phẩm tiêu biểu Sử kí Tư Mã Thiên, Nam hoa kinh,…
3. Tác phẩm - Trích Thu Thủy (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác