Soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Thành ngữ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 6 Thành ngữ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
THÀNH NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được đặc điểm của thành ngữ (về cấu trúc và ngữ nghĩa), từ đó nhận diện được thành ngữ trong câu.
- Hiêu được chức năng của thành ngữ, tác dụng của thành ngữ trong câu, từ đó, phân tích được giá trị biểu đạt của thành ngữ trong những trường hợp cụ thể.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định thành ngữ trong câu.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Thái độ học tập nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về đặc điểm, chức năng của thành ngữ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để nhận diện thành ngữ.
c. Sản phẩm: Nhận diện được thành ngữ trong các câu văn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đâu là thành ngữ?”
- GV phổ biển luật chơi và yêu cầu HS tham gia hào hứng: GV chiếu những câu văn có sử dụng một đến hai câu thành ngữ. HS quan sát và xác định câu thành ngữ dùng trong các câu. HS nào giơ tay nhanh và trả lời đúng nhất sẽ được tuyên dương.
a) Ơn cha nghĩa mẹ lớn lao vô cùng, con cái luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng, đền ơn cha mẹ.
b) Vì nét chữ là nết người nên em luôn cố gắng rèn viết chữ thật đẹp.
c) Sao bạn học mãi mà không hiểu, như nước đổ đầu vịt vậy?
d) Tuy cuộc sống con ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở làng quê tôi đều lạc quan, yêu đời.
e) Tiếng gọi thiêng liêng của người con bé nhỏ về nơi non xanh nước biếc, về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
f) Mẹ con Cám là những người lòng lang dạ thú, luôn tìm cách hãm hại Tấm.
g) Thánh Gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước.
h) Người dân quê tôi đầu tắt mặt tối với ruộng đồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hào hứng tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi:
a) Ơn cha nghĩa mẹ
b) Nét chữ là nết người
c) Nước đổ đầu vịt
d) Ba chìm bảy nổi
e) Non xanh nước biếc, Chôn rau cắt rốn
f) Lòng lang dạ thú
g) Lớn nhanh như thổi
h) Đầu tắt mặt tối
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã trả lời đúng.
- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành ngữ xuất hiện rất nhiều không chỉ trong văn học nói riêng, mà con ở trong lời ăn tiếng nói hằng ngày trong cuộc sống nói chung. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm và chức năng của thành ngữ trong bài học thực hành tiếng việt ngày hôm nay nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về định nghĩa, đặc điểm và chức năng của thành ngữ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức ngữ văn về thành ngữ.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức liên quan đến thành ngữ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc lại định nghĩa về thành ngữ trong mục Tri thức ngữ văn trong SGK trang 5 - GV yêu cầu HS đọc phần Nhận biết đặc điểm và chức năng của thành ngữ được đặt trong khung bên phải SGK trang 10, 11 để các em nắm vững khái niệm thành ngữ và các đặc điểm cơ bản của thành ngữ. - GV đưa thêm vài ví dụ về thành ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong thơ văn củng cố cho HS về chức năng của thành ngữ: + Người Việt Nam thường chọn ngày lành tháng tốt để làm việc hệ trọng + Hàng xóm làng giếng khi tắt lửa tối đèn có nhau. + Mọi người thưởng bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc, quan sát, gợi nhớ lại kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS đọc bài. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV giảng giải thêm: Thành ngữ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chúng ta cần nhận diện được và nắm được chức năng của nó để sử dụng một cách hợp lí tùy vào từng bối cảnh. | I. Lí thuyết 1. Định nghĩa - Về cầu tạo: thành ngữ là một cụm từ cố định, khác với cụm từ tự do. Cụm từ đó chỉ sự tồn tại trong một tình huống giao tiếp cụ thể, không dùng lại nguyên xi trong các tình huống khác. Ngược lại, thành ngữ luôn cố định, giống như những “cấu kiện đúng sẵn”, phải sử dụng nguyên khối. Chúng được dùng đi dùng lại nhiều lần trong những ngữ cảnh phù hợp. - Về nghĩa: Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của toàn khối chứ không phải nghĩa cộng gộp từ các thành tố. Chính vì điều này, thành ngữ được sử dụng như từ. Thành ngữ thường có nghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng.
2. Chức năng - Việc dùng thành ngữ giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác