Đáp án Ngữ văn 8 chân trời bài 3 Bài ca côn sơn

Đáp án bài 3 Bài ca côn sơn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. BÀI CA CÔN SƠN

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Đáp án chuẩn:

- Biện pháp tu từ:

 + So sánh: "tiếng suối" như "tiếng đàn cầm", "ngồi trên đá" như "ngồi chiếu êm".

 + Từ láy: "rì rầm".

- Tác dụng:

 + Phép so sánh làm nổi bật sự du dương, trầm bổng của tiếng suối.

 + Từ láy miêu tả sự xiết của tiếng suối, làm nổi bật cảnh vật.

 + Mở ra khung cảnh yên ả của Côn Sơn và cảm nhận tình cảm của tác giả với thiên nhiên.

CH2: Nhân vật " ta" trong đoạn trích có thể là ai?

Đáp án chuẩn:

Nhà thơ.

CH3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật "ta" trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật "ta".

Đáp án chuẩn:

- Hình ảnh thiên nhiên:

 + Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm.

 + Đá rêu phơi.

 + Thông mọc như nêm: dày đặc.

 + Trúc bóng râm: dày, tạo bóng râm khi trời nắng.

- Biện pháp nghệ thuật:

 + Điệp từ: Côn Sơn.

 + So sánh.

- Tác dụng:

 + Tạo bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, thơ mộng.

 + Nhấn mạnh sự hòa mình của nhân vật trữ tình vào thiên nhiên qua việc sử dụng điệp từ và động từ khẳng định.

CH4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật "ta" trong đoạn thơ?

Đáp án chuẩn:

- Chi tiết: lắng nghe tiếng suối, ngồi trên đá êm, nằm dưới bóng thông xanh, ngâm thơ giữa rừng trúc.

- Tác dụng: Thể hiện sự thảnh thơi, thanh nhàn của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên và thưởng ngoạn cảnh đẹp Côn Sơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác