Đáp án Ngữ văn 8 chân trời bài 6 Nam quốc sơn hà

Đáp án bài 6 Nam quốc sơn hà. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. NAM QUỐC SƠN HÀ

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Đáp án chuẩn:

Trận Như Nguyệt là trận đánh quyết định trong Chiến tranh Tống - Việt, và là trận cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. Trận chiến kéo dài nhiều tháng, kết thúc với chiến thắng của quân Đại Việt và tổn thất lớn của quân Tống.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hiểu thế nào là "thiên thư"?

Đáp án chuẩn:

Là sách trời, là bờ cõi được phân chia theo ý trời.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Xác định bố cục bài thơ?

Đáp án chuẩn:

- Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.

- Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.

- Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.

- Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.

Câu 2: Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

 Câu 3: Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư

b. Tác dụng của việc nói đến "thiên thư" (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Đáp án chuẩn:

a. Khẳng định nước ta là nước có Vua, có dân chủ, khẳng định chủ quyền của dân tộc cho nên đó là sự thể hiện tự hào của dân tộc. 

b. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

Câu 4: Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Tác giả thể hiện sự căm giận và khinh bỉ đối với quân giặc bạo tàn, lũ "nghịch lỗ" dám xâm lược nước ta. Tác giả cảnh báo, đe dọa và thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của chúng nếu tiếp tục xâm lược.

Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam.

- Khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam.

Câu 6: Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn độc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này

Đáp án chuẩn:

Bài thơ tuy chỉ có bốn câu và 24 chữ, nhưng khẳng định chủ quyền của Đại Việt, điều không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Lý Thường Kiệt đề cao tinh thần tự tôn của dân tộc độc lập, vượt qua tư duy nước lớn và khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt.

Câu 7: Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Đáp án chuẩn:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác