Đáp án Ngữ văn 8 chân trời bài 4 Khoe của; Con rắn vuông
Đáp án bài 4 Khoe của; Con rắn vuông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. KHOE CỦA
CON RẮN VUÔNG
CHUẨN BỊ ĐỌC
CH: Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Khoác lác: Khoe khoang thái quá, phóng đại hoặc nói sai sự thật.
- Khoe khoang: Phô bày vẻ hình thức bề ngoài.
=> Khoe khoang là khoe những gì mình có, còn khoác lác là nói quá về những gì mình chưa có.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
CH1: Việc nói rõ thông tin "lợn cưới", "áo mới" có cần thiết không? Nói như vật nhằm mục đích gì?
Đáp án chuẩn:
Không cần thiết vì nói như vậy nhằm mục đích khoe khoang.
CH2: Người vợ trêu chồng như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Người vợ trêu chồng bằng cách không tin và phản bác lại lời chồng.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
CH1: Xác định đề tài, bối cảnh của chuyện cười Khoe của và Con rắn vuông.
Đáp án chuẩn:
- Đề tài: truyện cười.
- Bối cảnh: xoanh quanh câu chuyện hai người khoe áo mới và lớn cưới và chuyện anh chồng kể về câu chuyện vào rừng gặp con rắn to.
CH2: Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.
Đáp án chuẩn:
- Truyện "Khoe của":
- Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, với những thứ khoe không quá to tát.
- Một bên đợi lâu chỉ để khoe, bên kia dù vội vẫn không quên khoe. Lời nói thừa thông tin không cần thiết.
- Truyện "Con rắn vuông": Anh chồng khoác lác tự bộc lộ sự vô lý của mình.
CH3: Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc họa tính cách của nhân vật?
Đáp án chuẩn:
- *Trong "Khoe của":
+ Một người hỏi về con lợn cưới, người kia khoe áo mới.
+ Tính khoe khoang là thói thích phô trương, tỏ ra mình hơn người khác.
- Truyện "Con rắn vuông":
+ Anh chồng khoe con rắn to, càng khoe càng giảm kích thước.
+ Tính khoác lác của anh chồng tự bộc lộ sự vô lý của mình.
CH4: Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cười dân gian thường phê phán?
Đáp án chuẩn:
Thói khoác lác, nói quá mà truyện cười dân gian thường phê phán.
CH5: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên.
Đáp án chuẩn:
- Tác giả đã dùng những câu chuyện đời thường giản dị để châm biếm phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc.
- Những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.
CH6: Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các chuyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Đáp án chuẩn:
- Giống nhau: đều thông qua các cuộc đối thoại để bộc lộ sự khoác lác của các nhân vật.
- Khác nhau:
+ Truyện "Khoe của": cả hai đều tự bộc lộ sự khoác lác của mình.
+ Truyện "Con rắn vuông": người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.
CH7: Em rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?
Đáp án chuẩn:
Câu chuyện cười phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại, và cuối cùng trở thành trò cười cho thiên hạ.
CH8: Em và bạn trong nhóm phân vai, đóng tiểu phẩm dựa vào một trong hai đoạn truyện cười trên.
Đáp án chuẩn:
Học sinh tự thực hiện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận