Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Đề bài: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên.
Bài tham khảo 1:
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước... Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc ... Tiếng cười trong truyện trào phúng (trào phúng bạn) phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Nếu như bản chất cao quý của người nông dân là sự thật (truyện cổ tích, ca dao ...) thì tính chất dễ phạm sai lầm của họ cũng là một sự thật khác (truyện trào phúng). Chúng ta có thể đọc những truyện như: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều ...
Bài tham khảo 2:
Trong những câu chuyện kể dân gian, ngắn gọn nhưng thú vị nhất có lẽ là truyện cười. Từ trẻ nhỏ hay người lớn khi đọc đều cảm thấy sảng khoái với tiếng cười câu chuyện mang lại. Chính những đặc trưng của thể loại truyện này đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Nhưng nó phải bằng hai mày của thể loại truyện nằm trong chính cách xây dựng tình huống truyện. Tình huống truyện cười luôn là những tình huống mâu thuẫn. Truyện bao giờ cũng đặt “cái đáng cười” vào một tình huống để nó tự diễn tiến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ gay cấn rồi kết thúc bất ngờ.
Bài tham khảo 3:
Có thể nói, cùng với tiếng nói, tiếng cười là một đặc ân mà tạo hóa đã ban tặng cho con người và chỉ dành riêng cho con người. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, cách ứng xử, tính cách từng dân tộc mà tiếng cười có những nét khác biệt. Nét khác biệt bao trùm của tiếng cười Việt Nam là bên cạnh ngôn ngữ, người Việt thường trực ứng xử bằng nụ cười, tiếng cười trở thành một phương tiện giao tiếp ở mọi nơi mọi lúc, mọi hoàn cảnh, biến cố trong đời sống nhân sinh. Nụ cười người Việt luôn thường trực trên môi; bởi thế nào cũng cười, được khen cũng cười nhưng bị chê cũng cười; hay dở, phải quấy cũng toe toét cười hoặc gượng cười làm cho mọi việc bớt đi tính nghiêm trang. Không gian tiếng cười Việt rộng khắp, đa phương; tiếng cười xuất hiện ở mọi nơi; đâu đâu có sự sinh hoạt, có cuộc sống, có sự quy tụ con người là ở đấy có tiếng cười cất lên. Chúng ta cũng có thể gặp tiếng cười ở mọi hoàn cảnh: trong sự giao tiếp với nhiều người trong xã hội, trong các ngành nghề cao thấp, sang hèn, chốn nông thôn, nơi thành phố, nơi đô hội đông người cho đến chốn cách trở, heo hút. Người Việt còn dùng tiếng cười để chào nhau, thay các hình thức ứng xử như bắt tay, ôm nhau, ôm hôn của người phương Tây; một kiểu ứng xử đặc biệt trong giao tiếp của người Việt.
Bài tham khảo 4:
Tác giả đã dùng những câu chuyện đời thường giản dị để châm biếm phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận